Kỹ thuật trồng Ấu

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng sản xuất và so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình luân canh màu trên nền đất lúa tại huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 38 - 41)

- Nguồn nước:

2.5.5Kỹ thuật trồng Ấu

a) Ươm giống: Chọn ấu sọ (củấu già rụng dưới đáy ao), rửa sạch, phơi nắng 3 đến 4 giờ. Ấu có tỉ lệ nảy mầm thấp nên phải xử lý axit (H2NO3) với liều lượng trung bình cứ 1 chai axit 100cc (thương phẩm)/30 kg ấu, lượng nước xâm xấp, thời gian xử lý trong vòng 3 ngày sau đó vớt ra rổ rửa sạch.

Đào 1 cái bể cạn (bể thứ nhất) khoảng 20 cm dưới đáy ao và xung quanh có lót tấm nilon (diện tích bể tùy thuộc vào lượng giống cần ươm) cho nước sạch vào bể khoảng 10 cm rồi cho ấu giống rãi đều xuống bể ươm, ươm trong vòng 5-7 ngày ấu có hiện tượng lên mọng, sau đó chuyển lượng ấu đã lên mọng sang bể thứ 2 (giống như bể thứ nhất với diện tích lớn hơn bể thứ nhất), mực nước trong bể khoảng 20 cm, từ khi củấu lên mọng đến khi đem ra ruộng trồng khoảng 20-25 ngày (chiều dài dây từ 30-40 cm) lượng giống: Từ 10-12 kg/1000m2 .

b) Chuẩn bị ruộng trồng: Vệ sinh ruộng kết hợp cày xới, diệt ốc bươu vàng. Ruộng xử lý vôi 50 kg/1000 m2 sau đó đưa nước vô ngâm trong vòng 1 tuần kết hợp tháo nước vôi ra 2-3 lần. Bón phân supper lân 50 kg /1000 m2 giữ mực nước ruộng 20-30 cm, 2-3 ngày sau tiến hành giâm trên ruộng (ghim củ xuống đất giữ cho dây đừng trôi). Khoảng cách mỗi dây ấu từ 1,2-1,5 m.

c) Chăm sóc: Khi mới trồng nên đưa nước vô ruộng từ 20-30 m, sau đó mực nước tăng dần lên theo chiều dài dây ấu trung bình từ: 30-50 cm, giai đoạn thu hoạch trái nên tháo nước vô ra nhiều lần để tránh bị ô nhiễm;

Phân bón: Sau khi trồng khoảng 5–7 ngày tiến hành bón phân lần 1: 3–4 kg N-P-K (16-16-8)/1000m2, bón xung quanh tán dây ấu;

Cứ sau mỗi lần bón cách nhau 7-10 ngày bón 1 lần, lượng phân tăng dần lên 4 -5 kg/ 1000 m2 cho mỗi lần bón đến khi ấu được giáp tán, thông thường từ lúc trồng cho đến khi giáp tán khoảng 30–40 ngày (bón phân từ 3-4 lần);

Sau đó kết hợp phun phân bón lá như Bioted, HVP... cách nhau 7-10 ngày 1 lần để cho củ phát triển

d) Sâu bệnh chính: Thường xuất hiện sâu ăn lá, bệnh đốm lá.

e) Thu hoạch: Sau khi trồng khoảng 1,5 tháng ấu bắt đầu ra hoa, sau 20-25 ngày từ lúc ra hoa tiến hành thu hoạch trái đợt 1 (trung bình từ 2-2,5 tháng sau khi trồng sẽ thu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu hoạch). Cách nhau 7-10 ngày thu hoạch 1 lần, trung bình thu hoạch được 7-8 lần/vụ. Năng suất trung bình từ 1,5-1,7 tấn /1000 m2.

Sau khi thu hoạch ấu xong xác bã dây ấu sẽ tăng thêm độ màu mỡ cho đất giúp cho nông dân nhẹ vốn đầu tư mua phân bón trong việc canh tác lúa vụ sau (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

- Đánh giá hiện trạng sản xuất

Từ các mô hình canh tác hiện tại ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp tiến hành đánh giá hiện trạng sản xuất để xác định thực trạng và những thuận lợi khó khăn trong canh tác màu trên nền đất lúa.

Các số liệu và công cụ dùng đểđánh giá hiện trạng sản xuất là: Số liệu thứ cấp, PRA, phỏng vấn hộ, thống kê mô tả và SWOT.

Hình 3.1: Sơđồ phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu

Vấn đề kinh tế xã hội Mô hình có hiệu quả kinh tế - Số liệu thứ cấp - PRA - Phỏng vấn hộ - Thống kê mô tả SWOT Khó khăn trở ngại Đề xuất Phân tích chuyên gia Phân tích so sánh hiệu quả kinh tế - Phương pháp so sánh hiệu quả kinh tế từng phần - Phương pháp so sánh hiệu quả kinh tế toàn phần - Hồi quy tương quan Xác định những thuận lợi và khó khăn Mô hình canh tác hiện tại Đánh giá hiện trạng sản xuất

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế

Số liệu dùng để phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế là phiếu phỏng vấn nông hộ. Công cụ dùng để phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế bao gồm: Phương pháp so sánh hiệu quả kinh tế từng phần, phương pháp so sánh hiệu quả kinh tế toàn phần và hàm hồi quy tương quan.

- Từđánh giá hiện trạng sản xuất và phân tích so sánh hiệu quả kinh tế rút ra kết luận chọn mô hình có hiệu quả kinh tế.

3.2 ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp trong năm 2008-2009.

3.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 3.3.1 Nguồn số liệu

- Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các tài liệu, báo cáo đã xuất bản tại cơ quan nông nghiệp của huyện, phòng thống kê, các cơ quan có liên quan đến các thông tin về vấn đề sản xuất hoa màu của huyện.

- Số liệu sơ cấp: Được thu thập từ bản câu hỏi, phỏng vấn chuyên gia, hội thảo đánh giá nhanh nông thôn (PRA) và phỏng vấn 105 hộ nông dân tại các địa phương (ấp và xã).

3.3.2 Tổ chức thực hiện

- Thiết kế bảng câu hỏi: Phù hợp với yêu cầu các thông tin được cung cấp để thỏa mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

- Phối hợp với cơ quan địa phương: Phòng nông nghiệp huyện, trạm khuyến nông huyện Châu Thành thảo luận nội dung nghiên cứu và rà soát các nguồn thông tin có thể thu thập được chính xác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lập kế hoạch thực hiện cụ thể (với sự tham gia của địa phương) về việc thu thập thông tin thứ cấp tại các cơ quan có liên quan.

- Tổ chức thực hiện PRA (đánh giá nhanh nông thôn) về hiện trạng sản xuất hoa màu, những khó khăn và thuận lợi trong việc sản xuất ở cấp độ nông hộ, để thu thập các thông tin chính.

- Khảo sát và phỏng vấn nông hộ: Tại vùng định hướng nghiên cứu của huyện thu thập tất cả các thông tin liên quan ở mức nông hộ.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng sản xuất và so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình luân canh màu trên nền đất lúa tại huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 38 - 41)