- Nguồn nước:
4.7 Chi phí sinh hoạt vàthu nhập khác của nông hộ
Mô hình Chi tiêu trong gia đình
(triệu đồng/hộ/năm) Thu nhập khác nông hộ (triệu đồng/năm) 3 Lúa 31,36 7,71 bc 2 Lúa 25,20 14,27 ab 2 Lúa-Khoai lang 23,84 3,34 c 2 Lúa-Đậu nành 27,68 10,00 abc Ấu-Lúa 29,60 18,10 a Lúa-Dưa hấu-Khoai lang 26,72 9,60 abc Chuyên Sen 33,20 17,17 ab
Kiểm định F 1,453 ns 2,732*
Nguồn: Kết quảđiều tra thực tế 105 hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp năm 2008.
- Trong cùng một cột, những số có cùng chử số kèm theo giống nhau không khác biệt ý nghĩa ở mức độ 5% qua phép thử Duncan.
- ns= không khác biệt; * và **= khác biệt mức độ 5% và 1% qua kiểm định F
c) Tình hình tín dụng của nông hộ
Qua kết quả Bảng 4.8 cho thấy phần lớn số nông hộở các mô hình đều không có vay tín dụng chiếm (69,5%), số ít nông hộ còn lại vay tín dụng chiếm (30,5%). Trong đó số nông hộ ở mô hình có vay tín dụng chiếm tỉ lệ cao nhất là lúa-dưa hấu-khoai lang (53,3%), kế đến là 2 lúa-khoai lang (46,75%), 3 lúa (33,3%), 2 lúa-đậu nành và chuyên sen chiếm (20%) và thấp nhất là mô hình 2 lúa (13,3%).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Mô hình 3 lúa số tiền vay tín dụng của nông hộ với số lượng nhiều (lớn hơn 15 triệu) chiếm tỉ lệ cao 80% và vay với số lượng ít (nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu) chiếm tỉ lệ thấp 20%. Trung bình số tiền vay tín dụng của mô hình này là 19 triệu đồng. Số tiền vay thấp nhất của nông hộ là 2 triệu đồng và cao nhất là 32 triệu đồng.
Mô hình 2 lúa số tiền vay tín dụng của nông hộ với số lượng từ 6-15 triệu chiếm tỉ lệ 100%. Trung bình số tiền vay tín dụng của mô hình này là 6 triệu đồng.
Mô hình 2 lúa-khoai lang số tiền vay tín dụng của nông hộ tập trung từ 6-15 triệu và lớn hơn 15 triệu chiếm (85,7%), vay với số lượng ít nhỏ hơn 5 triệu chiếm (14,3%). Trung bình số tiền vay tín dụng của mô hình này là 14 triệu đồng. Số tiền vay thấp nhất của nông hộ là 3 triệu đồng và cao nhất là 20 triệu đồng. Mô hình này vay với số lượng lớn hơn 15 triệu đồng và từ 6-15 triệu đồng chiếm tỉ lệ cao là do chi phí đầu tư của nông hộở mô hình này cao.
Mô hình 2 lúa-đậu nành số tiền vay tín dụng nông hộ với số lượng từ 6-15 triệu chiếm tỉ lệ 100%. Trung bình số tiền vay tín dụng của mô hình này là 9 triệu đồng. Số tiền vay thấp nhất của nông hộ là 8 triệu đồng và cao nhất là 10 triệu đồng.
Mô hình ấu-lúa số tiền vay tín dụng của nông hộ từ 6-15 triệu chiếm tỉ lệ cao (75%), nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu chiếm tỉ lệ thấp (25%). Trung bình số tiền vay tín dụng của mô hình này là 7 triệu đồng. Số tiền vay thấp nhất của nông hộ là 2 triệu đồng và cao nhất là 10 triệu đồng.
Mô hình lúa-dưa hấu-khoai lang số tiền vay tín dụng của nông hộ lớn hơn 15 triệu chiếm tỉ lệ cao (87,5%), từ 6-15 triệu chiếm tỉ lệ thấp (12,5%). Trung bình số tiền vay tín dụng của mô hình này là 23 triệu đồng. Số tiền vay thấp nhất của nông hộ là 10 triệu đồng và cao nhất là 45 triệu đồng. Mô hình này vay với số lượng lớn hơn 15 triệu đồng chiếm tỉ lệ lớn là do chi phí đầu tư của nông hộở mô hình này cao.
Mô hình chuyên sen số tiền vay tín dụng của nông hộ phân bố điều ở ba mức vay. Trung bình số tiền vay tín dụng của mô hình này là 11 triệu đồng. Số tiền vay thấp nhất của nông hộ là 4 triệu đồng và cao nhất là 18 triệu đồng.
Nhìn chung số tiền vay tín dụng nông hộở tất cả các mô hình với số lượng lớn hơn 15 triệu chiếm tỉ lệ cao nhất (46,9%), kế đến 6-15 triệu (40,6%) và nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu chiếm tỉ lệ thấp (12,5%). Trung bình số tiền vay tín dụng của nông hộ/năm ở các mô hình là 15 triệu đồng. Số tiền vay thấp nhất của nông hộ là 2 triệu đồng và cao nhất của nông hộ là 45 triệu đồng. Số tiền vay tín dụng trung bình cao nhất là lúa-dưa hấu-khoai lang và thấp nhất là 2 lúa (Bảng 4.8).
Lãi suất vay tín dụng của nông hộ ở tất cả các mô hình chiếm tỉ lệ cao ở lãi suất lớn hơn 15%/năm (46,9%), kế đến là lãi suất từ 7-15%/năm chiếm (34,4%) và tỉ lệ thấp nhất với mức lãi suất nhỏ hơn hoặc bằng 6%/năm (18,8%). Lãi suất vay trung bình
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu của nông hộở các mô hình là 14%/năm. Trong đó lãi suất vay thấp nhất của nông hộở các mô hình là 6%/năm và cao nhất là 20%/năm (Bảng 4.8).
Nguồn vay tín dụng của nông hộ ở các mô hình đều từ Ngân hàng chiếm 100%, điều này chứng tỏ rằng chính sách của nhà nước đầu tư về tín dụng cho nông hộ để sản xuất nông nghiệp ở vùng này khá tốt (Bảng 4.8).
Mục đích vay của nông hộở các mô hình này chiếm tỉ lệ lớn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp (78,1%), kếđến là đầu tư cho học hành (18,8%) và tỉ lệ nhỏ cho tiêu xài trong gia đình (3,1%) (Bảng 4.8).
Thời gian vay tín dụng của nông hộ ở các mô hình này chiếm tỉ lệ lớn từ 7-12 tháng (65,6%), kế đến là thời gian vay lớn hơn 24 tháng (18,8%) và thấp nhất là vay từ 13- 24 tháng (3,1%). Hầu hết nông hộ vay tín dụng chính thức với thời gian dài phần lớn đều đầu tư vào việc học hành cho con cháu. Thời gian vay tín dụng của nông hộở các mô hình trung bình là 18 tháng. Trong đó thời gian vay tín dụng của nông hộ thấp nhất là 6 tháng và cao nhất là 60 tháng (Bảng 4.8).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu