Kỹ thuật trồng dưa hấu

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng sản xuất và so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình luân canh màu trên nền đất lúa tại huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 35)

- Nguồn nước:

2.5.3Kỹ thuật trồng dưa hấu

a) Thời vụ

Cây dưa hấu thích nghi rất tốt với điều kiện thời tiết nên có thể gieo trồng quanh năm. Ở ĐBSCL, có các vụ trồng chính như: Dưa hấu Noel: gieo từ 20/8-01/9 âm lịch. Dưa hấu tết: Gieo từ 5-15/10 âm lịch thu hoạch vào dịp tết Nguyên Đán. Dưa Hè Thu: Gieo trồng trong suốt mùa mưa.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

b) Giống

Hiện nay có rất nhiều giống dưa được sử dụng nhưng các giống được gieo trồng phổ biến ở ĐBSCL là: Tiểu Long 246, Hắc Mỹ Nhân 1430, Thành Long TN 522, Xuân Lan 130,...

c) Chuẩn bịđất trồng

Chọn đất trồng dưa hấu có tầng canh tác dày, không nhiễm phèn, nhiễm mặn, dễ thoát nước, mực nước trong mương tưới phải thấp hơn mặt liếp ít nhất 15cm. Lên liếp cao từ 30-40cm, khoảng cách giữa 2 tim mương là 4-4,5m hoặc 6-7m tùy theo vụ trồng. Bón lót 50kg vôi+1 tấn phân chuồng và 25kg NPK (16-16-8) cho 1.000m2. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón và nước tưới.

d) Gieo hạt

Gieo hạt trong bầu được xử lý thuốc để ngăn ngừa sâu bệnh tấn công. Khi cây con vừa lú lá nhám (khoảng 7-10 ngày sau gieo) thì chuyển cây con ra trồng.

Dưa có thể trồng theo nhiều cách khác nhau: Khoảng cách trồng 50 x (60-70) cm hoặc khoảng cách trồng 40 x (60-70) cm.

e) Chăm sóc

Sau khi trồng 5-7 ngày thì tiến hành trồng dặm lại các cây bị hao hụt.

Tưới nước: Vào mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Nếu khô hạn kéo dài thì nên áp dụng phương pháp tưới rãnh (tưới thấm), từ 3-5 ngày tưới 1 lần. Tưới thấm vào rãnh giúp tiết kiệm nước, không văng đất lên, giữẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Trong mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứđọng lâu.

Sửa dây: Sau khi trồng được 20 ngày thì tiến hành sửa và cố định vị trí bò của dây, giúp các dây bò có thứ tự, song song nhau trên khắp mặt liếp, không quấn chồng lên nhau làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.

Tỉa nhánh: Tiến hành tỉa lúc dây mới nhú ra 5-7cm, mỗi cây nên tỉa chừa lại 1 thân chính và 1-2 dây nhánh phụ (dây chèo).

Tuyển trái: Vì cho trái dưa to nên chỉđể lại 1 trái/cây.

Bón phân:Lượng phân bón cho 1.000m2, chia thành 3 lần bón: Lần 1: Lúc 20-25 ngày sau khi trồng, bón 45-50kg NPK (16-16-8).

Lần 2: Lúc 40-46 ngày sau khi trồng, bón 15kg NPK (16-16-8)+2kg Nitrat Canxi + 5kg Urea.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

f) Sâu bệnh hại chính

Một số sâu bệnh thường gặp: Bọ trĩ, sâu ăn tạp, sâu ăn lá, sâu ổ, sâu đàn. Bệnh chạy dây, ngủ ngày, chết muộn, héo rũ.

g) Thu hoạch

Tiến hành thu hoạch khi dưa đạt độ chín từ 80-90%, (khoảng 60 ngày sau khi trồng). Cần ngưng tưới nước 4-5 ngày trước khi thu hoạch, giúp dưa ngon ngọt, ít dập bể khi vận chuyển và bảo quản được lâu. (UBND xã Sông Trầu-Trảng Bom-Đồng Nai, 2008).

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng sản xuất và so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình luân canh màu trên nền đất lúa tại huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 35)