Phân tích hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng sản xuất và so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình luân canh màu trên nền đất lúa tại huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 44 - 45)

- Nguồn nước:

3.4.2 Phân tích hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác được phân tích dựa trên sự so sánh các chỉ tiêu kinh tế của các mô hình thông qua sự điều tra nông hộ và theo phương pháp so sánh tổng hợp các chỉ tiêu của Phạm Xuân Giang (2007).

Các chỉ tiêu phân tích bao gồm:

+ Lợi nhuận mô hình = Tổng giá trị sản phẩm của mô hình - Tổng chi phí tiền mặt của mô hình

+ Lợi nhuận mô hình có chi phí cơ hội = Tổng giá trị sản phẩm mô hình - Tổng chi phí đầu tư (tiền mặt + chi phí cơ hội)

Nếu mô hình nào có chi phí cao hơn nhưng lợi nhuận nhỏ hơn sẽđược loại bỏ.

+ Hiệu quả đồng vốn: Đây là chỉ tiêu cần để so sánh hiệu quả của các mô hình sản xuất trong nông nghiệp của các nông hộ. Hiệu quảđồng vốn càng cao tức là mang lại nhiều lợi tức mô hình này so với mô hình khác.

Tổng lợi nhuận mô hình

Hiệu quảđồng vốn =

Tổng chi phí tiền mặt

+ Hiệu suất lao động: hiệu suất lao động càng cao tức là mang đến một giá trị ngày công cao.

Tổng lợi nhuận mô hình

Hiệu suất lao động =

Tổng lao động đầu tư

Phương pháp so sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình thông qua so sánh tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của Phạm Xuân Giang (2007) được thực hiện theo các bước sau:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Bước 1: Tính các chỉ tiêu bộ phận phản ánh hiệu quả kinh tế (HQKT) của từng mô hình.

- Bước 2: Chọn ra các chỉ tiêu HQKT tốt nhất từ những mô hình nói trên và mô hình lý tưởng bao gồm những chỉ tiêu này được coi là mô hình tối ưu.

- Bước 3: Tính chỉ tiêu hiệu quả thành phần bằng cách lấy trị số của các chỉ tiêu thuận chia cho trị số của chỉ tiêu tương ứng trong mô hình tối ưu. Các chỉ tiêu nghịch thì làm ngược lại,tức là lấy trị số của chỉ tiêu nghịch trong mô hình tối ưu chia lần lượt cho trị số của chỉ tiêu tương ứng trong các mô hình cụ thể.

- Bước 4: Tính chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp bằng cách cộng trị số của các chỉ tiêu hiệu quả thành phần. Mô hình nào có chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp lớn nhất chứng tỏ HQKT quả thành phần. Mô hình nào có chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp lớn nhất chứng tỏ HQKT của mô hình đó là cao nhất và ngược lại.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng sản xuất và so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình luân canh màu trên nền đất lúa tại huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)