Liều lượng phân bón trong canh tác một số cây màu chính năm 2008

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng sản xuất và so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình luân canh màu trên nền đất lúa tại huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 79 - 81)

- Nguồn nước:

4.19 Liều lượng phân bón trong canh tác một số cây màu chính năm 2008

Liều lượng phân (kg/ha) Khoai Lang Đậu Nành Ấu Dưa Hấu Sen Kiểm định F N 89,2 b 75,4 b 77,8 b 119,2 a 120,8 a 4,572** P2O5 46,9 b 52,0 b 57,4 b 101,0 a 112,0 a 7,864** K2O 25,6 b 26,7 b 26,3 b 50,5 a 48,2 a 5,752** Tổng 161,7 b 154,1 b 161,5 b 270,7 a 281,0 a 10,645**

Nguồn: kết quảđiều tra thực tế 105 hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh đồng Tháp năm 2008.

- Trong cùng một hàng, những số có cùng chử số kèm theo giống nhau không khác biệt ý nghĩa ở mức độ 5% qua phép thử Duncan

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.3.2.4 Thuốc Bảo vệ thực vật

Các loại thuốc nông dân sử dụng trong sản xuất cây hoa màu bao gồm:

Thuốc trừ cỏ: Gramoxone, Onecide, whip’S, Lyphoxim

Thuốc trừ sâu: Vitashield, Sherbush, Hopsan, Toxcis, Sát Trùng Dan, Bestox, Monitor, Suracide, Furadan, Cymerin, Metox, Atabron, Seleron, B-Thái, Cyrux, Abamectin, Alfatin, Karate, Basudin, Sec Sai Gon, Fentac, Binhtox, Fanty, Cyperan, Lanate, Match, Polyphos, padan, Regent, Bassa, Benalty, Bertimex, Actara, Confidor, Tungatin, Abatimec, Cyrin, Rinsopla, Fastac.

Thuốc trừ bệnh và thuốc dưỡng cây: Tilt Supper, Siêu to củ, Beam, Topsin M, Coc 85, Validacin, Rinsopla, Bud, Bioted, Siêu to hạt, Nustar, Phontom, HVP, Jinggang Meisu, Siêu Canxi, Agrosan, Cuproxate, Anvil, VT01, Bavistin, antracol, Yogen, Flower, Bifoliar, TP-Zep, Siêu to trái, Rampart, Daconil, Scor, Aliette, Vithan, Kafumat, Ridomin, Root2, Curzate-M8, 6-30-30, Vitha Dan, Fuan, 15-30, HQ501.

4.3.2.5 Chi phí và lợi tức sản xuất màu/ha

Qua kết quả ghi nhận về chi phí và lợi tức sản xuất của các cây màu từ Bảng 4.20 cho thấy chi phí tiền mặt đầu tư cho trồng màu của cây khoai lang (20.897.000 đ/ha) là cao nhất, kếđến cây dưa hấu (18.798.000 đ/ha), cây ấu (12.415.000 đ/ha) và cuối cùng chi phí thấp nhất cho cây đậu nành (8.999.000 đ/ha) và cây sen (8.738.000 đ/ha).

Do chi phí lao động gia đình đầu tư cho cây sen là cao nhất (5.707.000 đ/ha), kếđến là cây dưa hấu (4.483.000 đ/ha) và thấp nhất là cây đậu nành (1.023.000 đ/ha). Từ đó, kéo theo chi phí cơ hội của cây sen cũng cao nhất (6.108.000 đ/ha) và cây dưa hấu (5.348.000 đ/ha), cũng cao hơn so với cây ấu, khoai lang và chi phí lao động gia đình thấp nhất là cây đậu nành. Qua đó cho thấy cây đậu nành có chi phí cơ hội thấp nhất, phí cơ hội cao hơn và tương đương nhau là cây khoai lang và ấu. Còn cây sen và dưa hấu có phí cơ hội cao nhất (Bảng 4.20).

Phân tích tổng chi phí đầu tư cho việc trồng các loại cây màu cũng từ Bảng 4.20 nhận thấy, tổng chi phí cho cây khoai lang và cây dưa hấu là cao nhất, kếđến là cây ấu và sen, cuối cùng là cây đậu nành. Như vậy cây đậu nành ít tốn chi phí, còn cây khoai lang và cây dưa hấu đòi hỏi tổng chi phí ban đầu cao hơn so với cây sen và ấu.

Về tổng thu nhập trung bình cho 1 ha trồng hoa màu trong huyện nhận thấy mặc dù tổng chí phí cho cây khoai lang và cây dưa hấu cao nhưng cuối cùng mức thu nhập của loại cây màu khoai lang (78.488.000 đồng) cao nhất, kế đến là cây dưa hấu (60.170.000 đồng), cây ấu (41.786.000 đồng), và thấp nhất là cây đậu nành (23.798.000 đồng) và cây sen (31.980.000 đồng) (Bảng 4.20). Từ thu nhập cao của cây khoai lang và cây dưa hấu nên kết quả cuối cùng cũng nhận thấy lợi nhuận của

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu cây khoai lang cao nhất, kếđến là cây dưa hấu và thấp hơn là cây ấu, sen và thấp nhất là cây đậu nành.

Về hiệu quả cho thấy các cây màu đều có hiệu quảđồng vốn tương đương nhau. Tuy nhiên, chỉ có cây đậu nành có hiệu quả đồng vốn thấp hơn so với các cây khoai lang, dưa hấu, sen, ấu (Bảng 4.20).

Nhìn chung, hiệu quả đồng vốn của các cây màu trên đơn vị hecta đều tương đương nhau, ngoại trừ cây đậu nành. Điều này thể hiện ở Bảng phân tích trên nhận thấy đối với từng loại màu nếu có mức lợi nhuận thu cao thì chi phí đầu tư và công lao động cũng cao hoặc ngược lại, cho nên việc chọn cây màu để trồng cũng tùy thuộc vào điều kiện nguồn lực và đất đai hiện tại ở nơi đó (Bảng 4.20).

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng sản xuất và so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình luân canh màu trên nền đất lúa tại huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)