Hoạt động của công ty quản lý quỹ trong mô hình quỹ dạng hợp đồng:

Một phần của tài liệu Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 29 - 30)

đồng:

Công ty quản lý quỹ trong mô hình hợp đồng thực hiện nhiều chức năng quan trọng đối với việc hình thành và tổ chức hoạt động của quỹ đầu tư. Công ty quản lý quỹ trong mô hình này thực hiện cả hai mảng hoạt động chính của quỹ đầu tư: huy động vốn hình thành quỹ và thay mặt quỹ tiến hành hoạt động đầu tư.

Vai trò của công ty quản lý quỹ là người đứng ra nhận tiền của những người đầu tư để tiến hành việc đầu tư thay cho người đầu tư, hoạt động kinh doanh hiệu quả hay không của công ty không những ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của người đầu tư vào quỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của bản thân công ty quản lý quỹ. Nhiệm vụ chính của công ty quản lý quỹ là quản lý và quản trị các hoạt động của quỹ theo phương thức hiệu quả và thích đáng đúng mức, phù hợp với hợp đồng tín thác của quỹ, các quy định của pháp luật cũng như các tập quán kinh doanh hiệu quả và được chấp nhận trong ngành tín thác. Công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao về giao dịch công bằng và chính trực khi tiến hành quản lý vì lợi ích duy nhất và tốt nhất cho những người nắm chứng chỉ đầu tư của quỹ. Công ty quản lý quỹ cũng phải hoạt động mẫn cán, có kỹ năng và sự thận trọng cần thiết khi tiến hành quản lý quỹ và sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực và các thủ tục cần thiết cho các hoạt động chính đáng của quỹ. Ngoài ra, công ty quản lý quỹ cũng cần có các quyết định cần thiết để đảm bảo các tài sản của quỹ được bảo vệ đầy đủ và tách bạch với các tài sản của công ty. Trong trường hợp công ty quản lý quỹ có hoạt động gây tổn hại đến tài sản của quỹ công ty phải bồi thường thiệt hại cho quỹ do sơ suất, thiếu thận trọng, các tổn thất do sơ ý hoặc cố ý của mình.

Đối với việc huy động vốn, các hợp đồng tín thác quy định trách nhiệm rõ ràng của công ty quản lý quỹ trong việc phát hành chứng chỉ, chào bán chứng chỉ cũng như việc mua lại chứng chỉ trong trường hợp đối với các quỹ đầu tư dạng mở. Các quy định liên quan tới phát hành được đề cập rất cụ thể: chứng chỉ hưởng lợi xác nhận số đơn vị tín thác của quỹ người đầu tư nắm giữ, việc đăng ký mua của đơn vị

tín thác, người hưởng lợi và việc đăng ký tên người hưởng lợi (người nắm giữ chứng chỉ), việc chuyển nhượng chứng chỉ, việc huỷ bỏ chứng chỉ,…

Đối với các hoạt động đầu tư, các quy định về hội đồng đầu tư và các thành viên hội đồng đầu tư, các giới hạn đầu tư của riêng quỹ, việc giao dịch các khoản đầu tư của quỹ.

Cũng giống như người quản lý quỹ trong mô hình quỹ dạng công ty, việc lựa chọn nhà môi giới trong giao dịch chứng khoán cũng là một yêu cầu đối với công ty quản lý quỹ nhằm tiết kiệm các chi phí cho hoạt động đầu tư của quỹ đồng thời tăng hiệu quả kinh doanh cho quỹ. Thông thường, các công ty quản lý quỹ đều có các tiêu chí cụ thể cho các nhà môi giới của quỹ. Một trong các tiêu chí đối với các nhà môi giới là sự “mẫn cán tốt nhất”. Sự mẫn cán tốt nhất có thể hiểu dưới góc độ các dịch vụ mang lại lợi ích tốt nhất cho quỹ. Ngoài ra, việc đưa các tỷ lệ giới hạn về giá trị giao dịch của từng nhà môi giới cũng như giá trị giao dịch tối đa với một nhà môi giới đối với từng quỹ cũng là một yêu cầu đối với công ty quản lý quỹ.

Các hoạt động khác mà công ty quản lý quỹ phải làm vì quyền lợi của người đầu tư bao gồm việc tính toán các khoản lời của quỹ để chi trả cho người đầu tư, việc định giá các tài sản của quỹ và xác định giá trị tài sản ròng.

Một phần của tài liệu Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w