Số lượng quỹ và công ty quản lý quỹ chưa nhiều, quy mô nhỏ và hàng hoá chưa đa dạng:

Một phần của tài liệu Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 56 - 62)

hoá chưa đa dạng:

Ngành quản lý quỹ đầu tư tại Việt Nam chỉ mới hình thành từ cuối năm 2003, và đến nay cũng chỉ đang trong những bước đi ban đầu. Tháng 6/2006, trên thị trường có 7 công ty quản lý quỹ được cấp giấy phép. Tới đầu năm 2009, hiện có 46 công ty quản lý quỹ được cấp giấy phép hoạt động. Tuy so với năm 2006, số lượng công ty quản lý quỹ đã tăng gấp 5 lần nhưng so với toàn bộ thị trường tiềm năng của ngành quản lý quỹ đầu tư hiện đang phát triển tại Việt Nam thì vẫn chưa phải là một con số đáng kể. Nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khá cao (đạt 8%/năm, chỉ sau Trung Quốc), Việt Nam còn có nguồn dầu mỏ và đặc biệt là sự ổn định về chính trị, đó chính là những lý do khiến thị trường VN hấp dẫn các công ty quản lý quỹ nước ngoài. Vì vậy, hiện nay số lượng các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư có nhiều hơn do sự tham gia của các quỹ đầu tư nước ngoài. Các quỹ này thường có tiềm lực vốn đáng kể. Song do những rào cản và sự thiếu hoàn thiện về khung pháp lý nên số lượng quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép kinh doanh tại thị trường chứng khoán Việt Nam còn hạn chế (hiện nay các công ty quản lý quỹ nước ngoài chỉ chiếm khoảng 16% trên tổng số các công ty quản lý quỹ hiện đang hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam).

Những công ty quản lý quỹ hiện đang hoạt động trên thị trường thường có quy mô không lớn do hoạt động kinh doanh chưa được đa dạng, hoạt động chủ yếu là quản lý

của nhà đầu tư còn chưa chuyên nghiệp khiến việc huy động vốn nhằm tăng vốn để mở rộng quy mô của các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ cũng gặp khó khăn. Nhất là trong thời gian này khi mà cả thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng tài chính và thị trường chứng khoán thì đang có chiều hướng bất ổn, lúc lên lúc xuống thất thường nên nhiều nhà đầu tư đã rút chân ra khỏi thị trường. Vì vậy việc huy động vốn để mở rộng quy mô trong thời gian này lại càng khó khăn hơn đối với các quỹ đầu tư.

Một trong những lợi thế mà quỹ đầu tư có thể thu hút các nhà đầu tư, đó là khả năng đa dạng hoá danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro. Các quỹ sẽ chỉ phát huy ưu thế của mình trong một thị trường chứng khoán với nhiều chủng loại hàng hoá đa dạng khác nhau. Tình trạng khan hiếm hàng hoá niêm yết trên thị trường là yếu tố tác động đáng kể tới sự hình thành của các quỹ đầu tư chứng khoán. Đến thời điểm hiện nay, tình hình hàng hoá đã được cải thiện rất nhiều.

♦ Thực trạng chứng khoán niêm yết:

− Về cổ phiếu: Trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000 chỉ có hai loại cổ phiếu được niêm yết trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) thành phố Hồ Chí Minh là cổ phiếu của Công ty cơ điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần Cáp và vật liệu viễn thông (SACOM) với tổng giá trị phát hành là 270 tỷ đồng. Đến phiên giao dịch ngày 4/08/2000 có thêm hai cổ phiếu của Công ty cổ phần giấy Hải Phòng (HAPACO) và công ty Kho vận giao nhận ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh (TRANSIMEX) được niêm yết với tổng giá trị phát hành là 32,08 tỷ đồng. Cuối năm 2000, cổ phiếu Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAFOCO) được cấp phép niêm yết với tổng giá trị phát hành là trên 19 tỷ đồng. Và đến tháng 6/2001 có thêm cổ phiếu của công ty cổ phần Khách sạn Sài Gòn được cấp phép niêm yết với tổng giá trị phát hàng trên 17 tỷ đồng. Như vậy, sau một năm hoạt động của thị trường chứng khoán, chỉ có 06 loại cổ phiếu niêm yết với tổng giá trị phát hành của các cổ phiếu niêm yết là 338,8 tỷ đồng. 8 năm sau đó, đến nay, số cổ

phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán đã gấp 100 lần (trên 300 loại cổ phiếu niêm yết), số tài khoản của nhà đầu tư cũng đã gấp trên 1.000 lần (430.000 tài khoản)28.

− Về trái phiếu:

+ Trái phiếu Chính phủ: Tháng 06/2001, TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức được 7 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ. Hai đợt đấu thầu đầu tiên đã thành công với tổng giá trị trúng thầu mỗi đợt là 300 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất trúng thầu tương ứng mỗi đợt là 6,5%/năm và 6,6%/năm. Năm đợt đấu thầu tiếp theo không thành công, do lãi suất chỉ đạo quy định thấp hơn lãi suất đặt thầu và kết quả là không có đơn vị nào tham gia đấu thầu. Nhằm đa dạng hoá phương thức phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường sơ cấp, tháng 9/2000, Bộ tài chính đã phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm với lãi suất 6,6% theo phương thức bảo lãnh phát hành. Đến ngày 14/11/2008, có 507 mã trái phiếu niêm yết trên HASTC, trị giá theo mệnh giá gần 154.702 tỷ đồng, đạt trên 11% GDP, cho thấy TPCP là một trong những kênh huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế29.

+ Trái phiếu doanh nghiệp: Trước năm 2006, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp chỉ tập trung ở các tổ chức tín dụng, số doanh nghiệp phát hành trái phiếu rất ít và đa số quy mô phát hành nhỏ. Trong số đó, có thể kể đến một số đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp đầu tiên như của REE năm 1996 thu về 5 triệu USD; EIS năm 1998 với 10 tỷ đồng; Tổng công ty Dầu khí phát hành 3.400 tỷ đồng năm 2003 và sau đó là Tổng công ty Xi măng với 200 tỷ đồng và tổng công ty Điện lực 300 tỷ đồng. Sang đến năm 2006, Việt Nam chứng kiến sự phát triển đột biến trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi hàng

loạt doanh nghiệp phát hành trái phiếu với quy mô lớn. Tổng giá trị phát hành năm 2006 lên đến 7.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng EVN phát hành 5.000 tỷ đồng; Vinashin 800 tỷ đồng và Sông Đà 300 tỷ đồng. Năm 2007, xu hướng phát hành trái phiếu doanh nghiệp liên tục gia tăng, chỉ tính 7 tháng đầu năm tổng giá trị phát hành đã lên tới gần 7.000 tỷ đồng. Trong đó Vinashin phát hành 3.000 tỷ đồng; Lilama 1.500 tỷ đồng; Vinaconex 1.000 tỷ đồng; Tổng công ty thép 400 tỷ đồng và Vilexim 5 tỷ đống. Tuy phát triển nhanh nhưng đến nay quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam vẫn cón khá nhỏ với tổng giá trị khoảng 16 ngàn tỷ đồng, tương đương với 1,5% GDP, chưa tương xứng với nhu cầu vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp.30

− Tình hình giao dịch chứng khoán niêm yết

Sau tám năm hoạt động, tính đến ngày 02/04/2009, kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 297,3 điểm tăng 7,78 điểm (tương đương tăng 2,69%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 28.935.590 đơn vị, tăng 41,26% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 629,222 tỷ đồng, tăng 48,22% so với phiên trước. Tổng giao dịch thoả thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 483.200 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 26,12 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 29.418.790 đơn vị (tăng 32,61% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 655,342 tỷ đồng (tăng 45,67%)31.

♦ Thực trạng Chứng khoán không niêm yết:

Ngoài các cổ phiếu của các công ty cổ phần đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, còn có nhiều loại cổ phiếu của công ty cổ phần được thành lập theo Luật Doanh Nghiệp, các công ty cổ phần được chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn niêm yết

30 http://www2.vietnamnet.vn/kinhte/2007/08/729726/ , 18:44’ ngày 14/08/2007 thời gian truy cập 23:40 ngày 29/04/2009 ngày 29/04/2009

31 http://www.hpsc.com.vn/news/news2detail.aspx?newsid=6003&grpid=2 , 14:38:14 Thứ năm ngày 2/4/2009, thời gian truy cập 23:50 ngày 29/04/2009 2/4/2009, thời gian truy cập 23:50 ngày 29/04/2009

trên TTGDCK hoặc chưa sẵn sàng tham gia niêm yết. Các loại cổ phiếu này được gọi dưới cái tên là các chứng khoán không niêm yết.

Tính đến thời điểm cuối năm 2008, đã có hơn 4.500 doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá32 và rất nhiều công ty cổ phần được thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp. Trong số đó mới chỉ có khoảng gần 320 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn niêm yết và có ý định niêm yết trên thị trường33.

− Thực trạng giao dịch chứng khoán không niêm yết:

Trước khi thị trường chứng khoán tập trung chính thức đi vào hoạt động, đã lưu hành nhiều loại cổ phiếu của một số công ty cổ phần hoặc tổ chức tín dụng, nhưng những chứng chỉ vốn này ít được lưu thông, chuyển nhượng. Một phần là vì chưa có cơ chế cho hoạt động này, một phần vì người dân còn rất mơ hồ về khái niệm cổ phần, cổ phiếu, cổ đông, thị trường chứng khoán. Hoạt động của TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh đã có tác động kích hoạt việc lưu thông cổ phiếu chưa niêm yết theo một phương thức riêng và hoàn toàn tự phát. Việc tự do chuyển nhượng cổ phiếu đã được sự thừa nhận của pháp luật mà cụ thể là Luật Doanh Nghiệp và Luật chứng khoán 2005.

Việc giao dịch các chứng khoán chưa niêm yết đã và đang diễn ra khá sôi động với những diễn biến phức tạp trong một thị trường mà người ta thường quen gọi là “thị trường ngầm”. Có những thời điểm hoạt động của thị trường này đã thu hút nhiều người đầu tư hơn thị trường chính thức bởi tính “tự do” và “dễ dãi” của nó, đặc biệt hơn là nó hứa hẹn một khoản lợi nhuận được dự báo trước. Hoạt động giao dịch này có tác dụng thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Tuy nhiên, hoạt động mua bán tự do này đã bộc lộ tính rủi ro cao xuất phát từ tình trạng thiếu thông tin trong giao dịch, dễ xảy ra tình trạng ép giá, lừa gạt và tạo môi trường cho một số kẻ đầu cơ trục lợi.

Thực trạng trên cho thấy hàng hoá trên thị trường chứng khoán tập trung còn chưa nhiều cũng như chưa đa dạng về chủng loại, một trong các yếu tố góp phần hình thành các quỹ đầu tư. Bản thân hàng hoá ít cũng làm cho các quỹ, nếu đã hình thành, cũng khó có thể thiết lập các danh mục đầu tư tối ưu.

Đối với các chứng khoán không niêm yết, nếu giả định là các công ty quản lý quỹ có thể tiếp cận được nhiều nguồn thông tin chất lượng liên quan tới hoạt động của các công ty cổ phần hơn là những người đầu tư cá thể, việc giới hạn phạm vi đầu tư quá hẹp của các quỹ đầu tư chứng khoán trong định nghĩa về quỹ đã nêu trên cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động đầu tư của quỹ.

Một phần của tài liệu Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 56 - 62)