quản lý quỹ chưa đầy đủ và chặt chẽ:
Do quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ là những định chế mới được thành lập trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong vài năm gần đây nên hệ thống pháp luật điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của các định chế này vẫn chưa được hoàn thiện và còn tồn tại nhiều bất cập. Điều này khiến cho việc vận hành các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư tại Việt Nam hiện nay đang gặp nhiều khó khăn.
Các quy định hiện hành liên quan tới các quỹ đầu tư dạng tín thác tại Việt Nam còn chưa chặt chẽ và đầy đủ để điều chỉnh quyền hạn, trách nhiệm của người tín thác và đặc biệt là người thụ uỷ trong hoạt động của quỹ cũng như các quyền của người hưởng lợi trong trường hợp tài sản của họ bị xâm phạm. Điều đó thể hiện ở các điểm sau:
− Về hợp đồng quản lý giám sát: Bản chất của hợp đồng quản lý giám sát chính là hợp đồng tín thác. Hợp đồng tín thác là hợp đồng ký kết giữa ba bên, giữa người đầu tư (người hưởng lợi), người tín thác và người thụ uỷ.
Nhưng người hưởng lợi cũng như quyền của họ đều chưa được đề cập tới trong hợp đồng quản lý giám sát. Họ là người thụ hưởng chính trong quan hệ tín thác đó nhưng các quy định pháp luật chưa đưa ra các quy định về việc tham gia của họ vào ký kết hợp đồng tín thác.
− Trách nhiệm của người giám sát: Theo quy định hiện nay, các ngân hàng sẽ đảm nhận luôn chức năng giám sát hoạt động của quỹ. Có thể thấy rõ nghĩa vụ của tổ chức giám sát hoạt động là những người phải chịu trách nhiệm đối với các tài sản uỷ thác, tức là tiền góp vào quỹ, của người đầu tư uỷ thác cho họ, những vấn đề này dường nhưu chưa được quy định cụ thể. Liên quan tới quyền lợi của người giám sát, theo quy định ngân hàng giám sát được hưởng các phí quy định trong Điều lệ quỹ mà chứng từ này do công ty quản lý quỹ lập. Nếu trường hợp công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát không thoả thuận được mức phí giám sát bảo quản hoặc mức này quá thấp thì liệu tổ chức thụ uỷ có đảm nhận được vai trò của mình không khi quyền lợi và nghĩa vụ không tương đương. Việc công ty quản lý quỹ được tự lựa chọn ngân hàng giám sát cho các qũy do mình quản lý sẽ có thể dẫn đến những hoạt động không khách quan. Sự lựa chọn nhiều khi không phải dựa vào năng lực cũng như chất lượng dịch vụ của bản thân ngân hàng được lựa chọn. Ngoài ra, do trả chi phí thấp nên vai trò giám sát đối với hoạt động của quỹ của tổ chức bảo quản không cao. Như vậy, họ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm vật chất nào nếu quyền lợi của người đầu tư bị phương hại do hoạt động của quỹ không hiệu quả.
− Quyền truy đòi của người hưởng lợi trong trường hợp người thụ uỷ không làm tròn trách nhiệm của mình, gây thiệt hại cho người đầu tư chưa được đề cấp đến cũng như chưa có quy định rõ các trường hợp ngân hàng giám sát có quyền ntruy đòi công ty quản lý qũy khi công ty này không tuân thủ Điều lệ của quỹ đầu tư chứng khoán hoặc các quy định của pháp luật. Đối với việc thành lập các công ty quản lý quỹ, các quy định hiện hành không
các thủ tục để tiến hành thành lập công ty quản lý quỹ còn rườm rà. Thời gian để có đuợc cấp giấy phép hoạt động còn dài. Và các điều kiện để thành lập được các công ty quản lý quỹ còn tương đối khắt khe. Vì vậy để đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện thành lập theo quy định của pháp luật là một điều khá khó khăn đối với các công ty quản lý quỹ và đòi hỏi một thời gian chuẩn bị tương đối dài. Đặc biệt là đối với các công ty quản lý quỹ nước ngoài, việc có được giấy phép hoạt động trên thị trường Việt Nam là một vấn đề khá khó khăn khi họ phải chịu nhiều quy định chồng chéo của nhiều bộ luật khác nhau như Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp,…cũng như các quy định của nhiều cơ quan quản lý khác nhau. Nhiều khi những bộ luật và các quy định của các cơ quan khác nhau không có sự thống nhất khiến các công ty quản lý quỹ nuớc ngoài muốn thành lập và hoạt động tại Việt Nam không biết phải tuân thủ theo nhưncg quy định nào và xin phép cơ quan quản lý nào. Điều này khiến cho số lượng công ty quản lý quỹ được cấp phép hoạt động trên thị trường Việt Nam hiện nay còn ít.