Các quy định pháp luật hiện nay cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành của các công ty quản lý quỹ cũng như các quỹ đầu tư chứng khoán. Vì vậy giải pháp nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán hiện nay là chỉnh sửa và bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động của các tổ chức này. Có nhiều ý kiến cho rằng hiện nay những yếu tố cần thiết được coi là cơ sở để kiểm nghiệm, bổ sung hoặc sửa đổi những văn bản pháp lý được xây dựng trên cơ sở lý thuyết.
Phương huớng là sửa đổi, bổ sung và nâng cấp các quy định pháp lý, tạo hành lang ban đầu cho việc hình thành công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán. Việc bổ sung có thể thực hiện bằng việc nâng cấp một số quy định trong Quy chế tổ
chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán nhà nước ký ban hành, nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý của một số quy phạm pháp luật, đồng thời bổ sung một số quy định chưa được đầy đủ. Trên cơ sở các quy định bổ sung trong Nghị định chính phủ, rà soát và cụ thể hóa các quy định bằng văn bản hướng dẫn của Uỷ ban. Chẳng hạn:
− Về công ty quản lý quỹ: Việc cho phép các công ty quản lý quỹ được đầu tư một phần vốn và tài sản của mình vào các quỹ như phần chung vốn vào quỹ với người đầu tư là rất cần thiết đặc biệt trong giai đoạn đầu. Việc công ty quản lý quỹ tham gia góp vốn hình thành nên quỹ sẽ góp phần tăng niềm tin cho công chúng đầu tư vì chính bản thân công ty góp vốn vào quỹ nghĩa là công ty sẽ cùng gánh chịu rủi ro với các nhà đầu tư vào quỹ, đồng thời trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của bản thân công ty quản lý quỹ đối với quỹ cũng tăng lên. Tuy nhiên, để tránh mâu thuẫn về lợi ích giữa công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư, cần nhất thiết phải có quy định cụ thể về tiêu chuẩn về đạo đức kinh doanh đối với những người điều hành các quỹ cũng như những người lãnh đạo của công ty quản lý quỹ nói chung.
Hướng dẫn cụ thể cho phép công ty quản lý quỹ chỉ được dùng vốn điều lệ đầu tư vào các công cụ tài chính có thu nhập cố định, ví dụ trái phiếu chính phủ, các công cụ của thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc, các loại thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Đồng thời, để tránh tình trạng các công ty quản lý quỹ thao túng hoạt động của các quỹ, cần thiết phải đưa ra tỷ lệ hoặc giá trị tài sản tối đa công ty quản lý quỹ được đầu tư vào các quỹ do mình quản lý cũng như quy định cho phép công ty quản lý quỹ chỉ được mua chứng chỉ đầu tư của các quỹ khi phát hành lần đầu.
− Về Ngân hàng giám sát: Vai trò của tổ chức giám sát là đặc biệt quan trọng đối với các quỹ đầu tư dù theo mô hình nào. Tổ chức giám sát chính là người được các nhà đầu tư uỷ thác giám sát hoạt động các bên tham gia vào hoạt động của quỹ nhằm bảo đảm quyền lợi cho họ. Vai trò giám sát
cần phải có các quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của người thụ uỷ đi đôi với quyền lợi họ được hưởng.
Vì vậy, chức năng bảo quản tài sản và giám sát hoạt động đầu tư nếu do cùng một tổ chức đảm nhiệm cần phải tách bạch. Mối quan hệ tín thác theo nghĩa đầy đủ thường xuyên được thực hiện tại bộ phận tách biệt của cùng một ngân hàng để cô lập việc xung đột lợi ích có thể nảy sinh khi thực hiện hoạt động tín thác và lưu ký đối với cùng một khách hàng. Ngân hàng giám sát có thể cùng đảm nhận chức năng bảo quản và giám sát nhưng phải tổ chức thành hai bộ phận bảo quản tài sản và giám sát tách biệt nhau. Bộ phận giám sát phải đảm nhận chức năng hoàn toàn độc lập, được hưởng quyền lợi riêng và chịu trách nhiệm giám sát hoạt động quỹ thay mặt các quyền lợi của những người đầu tư vào quỹ. Vì vậy, bộ phận giám sát được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận trên cơ sở một số tiêu chí và chịu trách nhiệm báo cáo với các cơ quan quản lý Nhà nước về các hoạt động liên quan tới quỹ. Cũng tương tự như đối với các tổ chức kiểm toán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thể lựa chọn và ra chấp thuận cho một số ngân hàng làm chức năng giám sát. Các công ty quản lý quỹ được lựa chọn ngân hàng giám sát từng quỹ do mình quản lý trong số các ngân hàng được chấp thuận.
Do đó, nhà nước cần bổ sung và làm rõ các quy định liên quan tới trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức giám sát:
+ Quy định các tiêu chí về vốn, tình hình tài chính cũng như tiềm năng đối với các ngân hàng đồng thời đảm nhận chức năng bảo quản và giám sát.
+ Quy định việc tách bạch về tổ chức giữa hoạt động giám sát và hoạt động bảo quản tài sản của quỹ cũng như tách bạch giữa chi phí cho việc giám sát và chi phí bảo quản tài sản của quỹ. Chi phí bảo quản tài sản có thể thấp nhưng chi phí giám sát có thể ở mức cao hơn rất nhiều để tương đương với trách nhiệm của người giám sát.
+ Tổ chức giám sát phải thực hiện chế độ báo cáo với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động của các quỹ mà mình giữ vai trò thụ uỷ.
+ Các thông tin mà tổ chức giám sát được tiếp cận trực tiếp để thực hiện chức năng của mình.
+ Khi một công ty quản lý quỹ muốn thay đổi người giám sát, công ty phải tuyên bố rõ với cơ quan quản lý Nhà nước là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước các lý do chính đáng trong việc thay đổi tổ chức giám sát.
− Bổ sung các quy định về trách nhiệm bồi thường vật chất: Các tổ chức tham gia hoạt động của quỹ, công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình với các sai sót và hành vi gây thiệt hại đến quyền lợi của người đầu tư của mình. Các quy định này sẽ đưa hoạt động của công ty quản lý quỹ và tổ chức giám sát/bảo quản vào cùng với nhau nhưng phân định trách nhiệm riêng rẽ với các nhà đầu tư của quỹ đối với các hành động bất chính có thể gây thiệt hại đến quyền lợi của nhà đầu tư. Điều này sẽ tạo cơ hội cho cả hai bên trong việc áp dụng chính sách đối với từng bên và vận hành quỹ một cách hợp lý.
− Hiện nay các quyền liên quan đến người thụ hưởng (người hưởng lợi của quỹ hay người đầu tư trong các văn bản hiện hành) đều chưa được đề cập đầy đủ trong các văn bản liên quan. Vì vậy, cần có quy định cụ thể về việc tham gia vào ký kết hợp đồng tín thác của người thụ hưởng, quyền truy đòi đối với tổ chức giám sát nếu quyền lợi của họ bị thiệt hại do sự tắc trách đối với tài sản tín thác của tổ chức trên.
− Quy định thống nhất phương thức định giá các tài sản của quỹ: Các quy định này sẽ là cơ sở để xác định giá trị tài sản ròng của quỹ. Các bên tham gia vào định giá tài sản của quỹ có một phương thức thống nhất khi thực thi công việc, tránh việc định giá quá cao hoặc quá thấp so với giá trị thực của tài sản, dẫn đến giá trị tài sản ròng không được phản ánh đúng hiệu quả đầu tư thực của quỹ. Đặc biệt đối với một số loại tài sản như chứng khoán không niêm yết hoặc bất động sản cần đưa ra nguyên tắc chung rất cụ thể, có thể là một số tiêu chuẩn hoặc tiêu chí cụ thể về cách thức định
đồng thời, các tổ chức giám sát cũng như tổ chức kiểm toán độc lập có căn cứ pháp lý giám sát hoặc xác nhận việc định giá tài sản. Ngoài ra, các quy định về nguyên tắc của pháp luật cũng tránh được tình trạng cùng một loại chứng khoán nhưng được định giá khác nhau giữa các quỹ thuộc các công ty quản lý khác nhau với sự xác nhận của tổ chức giám sát và kiểm toán khác nhau.
Thực tế, việc định giá các tài sản nói chung, nhất là đối với chứng khoán không niêm yết gây nảy sinh nhiều vấn đề và vướng mắc khi áp dụng vào thực tế, ngay cả các thị trường có tính thanh khoản cao, mặc dù các quy định về mặt lý thuyết tương đối hoàn hảo. Đặc biệt, đối với thị truờng Việt Nam, thị trường giao dịch cũng như thông tin về các chứng khoán không niêm yết bao gồm cổ phiếu của các công ty cổ phần và các công ty chuyển hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần, một trong các sản phẩm đầu tư mà các quỹ sẽ đầu tư, còn hạn hẹp và khiêm tốn.
Ngoài ra, vai trò của tổ chức kiểm toán độc lập cần được quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn. Tổ chức kiểm toán không chỉ tham gia vào đánh giá các báo cáo tài chính của bản thân công ty quản lý quỹ cũng như từng quỹ, mà còn tham gia vào thẩm định việc định giá tài sản của quỹ, một tác nghiệp quan trọng xác định hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán.
− Khi nền kinh tế đã phát triển ở một mức độ nhất định, đời sống của công chúng được ổn định và có tích luỹ, nhu cầu đầu tư trong dân chúng cũng tăng lên. Đồng thời với nhu cầu đó là việc phát triển các hoạt động uỷ thác đầu tư hoặc uỷ thác quản lý tài sản cho các tổ chức chuyên nghiệp để đảm bảo khả năng sinh lời cao nhất của đồng tiền. Dưới giác độ vĩ mô, các tổ chức quản lý tài sản sẽ góp phần làm cho các nguồn vốn được huy động dưới các phương thức khác nhau được chu chuyển nhanh chóng và linh hoạt giữa các khu vực kinh tế. Lúc đó, vai trò của các tổ chức quản lý tài sản đã được Nhà nước, các tổ chức kinh tế cũng như công chúng đầu tư thừa nhận, quy định pháp luật đối với hoạt động của các công ty quản lý
quỹ hay các tổ chức quản lý tài sản chuyên nghiệp và các quỹ đầu tư có thể nâng cấp thành một bộ luật riêng. Bên cạnh Luật Chứng khoán nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức này đối với nền kinh tế.
− Đảm bảo tính ổn định của các văn bản pháp luật cũng như tạo sự an tâm về mặt tâm lý đối với các đối tượng tham gia vào hoạt động của quỹ.
− Tạo sự thông thoáng về thủ tục hành chính nhằm rút ngắn thời gian cấp phép hoạt động cho các công ty quản lý quỹ.