Công ty quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) và quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam VF1:

Một phần của tài liệu Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 46 - 48)

đầu tư Chứng khoán Việt Nam VF1:

Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VFM)23: là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư tại Việt Nam. Thành công liên tiếp của công ty VFM dựa trên nền tảng đoàn kết, liêm chính, sáng tạo và luôn đặt lợi ích nhà đầu tư lên hàng đầu.

Công ty Quản lý quỹ được thành lập từ sự liên doanh hợp tác của hai đối tác tài chính lớn là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín (Sacombank) và công ty tài chính Dragon Capital. Hoạt động chính của công ty là quản lý các quỹ đầu tư và quản lý danh mục đầu tư. Hiện công ty đang quản lý 4 quỹ đầu tư dạng đóng gồm VF1, VF2, VF3 và VF4 với tổng tài sản lên đến 300 triệu USD.

Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1)24: là quỹ công chúng dạng đóng đầu tiên của Việt Nam được lập năm 2004 bởi Vietfund, được huy động nguồn vốn từ cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước với quy mô vốn ban đầu 300 tỷ đồng trong vòng 10 ngày vào tháng 4/2004. Quỹ đầu tư VF1 được niêm yết tại Sở Giao dịch

Chứng khoán Tp. HCM (trước đây là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM) từ tháng 11/2004.

Mục tiêu mà Quỹ đầu tư VF1 nhắm đến là xây dựng được một danh mục đầu tư cân đối và đa dạng nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa các rủi ro cho nguồn vốn đầu tư của quỹ. Phần lớn các thương vụ đầu tư sẽ được tập trung vào các loại chứng khoán đang và sẽ niêm yết trên TTCK Việt Nam. Chứng khoán này bao gồm chứng khoán của các công ty đang niêm yết trên thị trường, các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu của các công ty cổ phần. Ngoài ra, mục tiêu của quỹ còn nhắm đến trong quá trình đầu tư là giúp các đơn vị tái cơ cấu về mặt tài chính, phát triển hệ thống quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh… nhằm làm gia tăng giá trị của chính các công ty này và vì thế gia tăng về mặt giá trị các khoản đầu tư của Quỹ đầu tư VF1.

Các cột mốc chính:

− Năm 2004: khởi đầu với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng

− Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng

− Năm 2006: Trở thành quỹ hoạt động hiệu quả nhất trong nhóm các thị trường mới nổi (LCF Rothschild Country Fund Research – Daily Pairty Sheet 8 Jan 2007)

− Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng

− 31/12/2007: Tổng giá trị tài sản ròng là 3.837,1 tỷ đồng

Với những thành quả mà Quỹ đầu tư VF1 đạt được, Quỹ đầu tư VF1 đã trở thành quỹ đầu tư lớn nhất và thành công nhất tại Việt Nam (xem phụ lục: Thông tin chi tiết về Quỹ đầu tư VF1).

Hoạt động của quỹ: Kết thúc năm 2008, tổng tài sản ròng (NAV) của quỹ đầu tư VF1 đạt 1.697 tỷ đồng, tương đương 16.970 đồng/chứng chỉ quỹ. So với đầu năm, NAV của Quỹ đầu tư VF1 ghi nhận mức giảm 52,6% bằng 79,8% mức giảm của VN- Index và bằng 78% mức giảm của HASTC-Index. Sự sụt giảm NAV của Quỹ đầu tư

VF1 năm 2008 thấp hơn mức giảm của thị trường nhờ vào cơ cấu tài sản của Quỹ đầu tư VF1 được phân bổ cân bằng và linh hoạt theo từng giai đoạn diễn biến của thị trường. Giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4/2008, tỷ lệ trái phiếu, tiền và tài sản khác trong danh mục tuy ở mức thấp nhưng cũng duy trì từ 20% đến 27,8%; trong khi đó tỷ lệ cổ phiếu dao động quanh mức 72,2% đến 80%. Trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 12/2008, khi VN-Index luôn ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây và nền kinh tế thế giới đang bước vào thời kỳ suy thoái, Quỹ đầu tư VF1 nhanh chóng tái cơ cấu lại tài sản trong danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của thị trường đối với danh mục, tỷ lệ trái phiếu, tiền và tài sản khác luôn duy trì từ mức 32% đến 46%, tỷ lệ cổ phiếu dao động quanh mức 54% đến 68%. Luỹ kế từ khi hoạt động, tăng trưởng NAV VF1 đạt 69,7% (sau khi trừ cổ tức đã chia từ khi thành lập tới nay), gấp hơn 3 lần mức tăng trưởng 20,7% của VN-Index trong cùng kỳ.25( xem phụ lục 5: Danh mục đầu tư của quỹ)

Bảng 1.1: Cơ cấu phân bổ tài sản của quỹ VF1

STT Loại tài sản % NAV đầu tư

1 Cổ phiếu chưa niêm yết 22,7

2 Cổ phiếu niêm yết 34,8

3 Trái phiếu 19,3

4 Ứng trước cho các khoản đầu tư 4,8

5 Tiền - phải thu khác 18,4

Một phần của tài liệu Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 46 - 48)