Môi trường kinh tế:

Một phần của tài liệu Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 36 - 39)

Sau những năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm ổn định từ 8% - 9% trong giai đoạn từ năm 1992 -1997. Giai đoạn 1998 -1999, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại các nước trong khu vực, mức tăng trưởng giảm xuống chỉ còn 4,4%/năm. Sang năm 2000 lại có dấu hiệu phục hồi với mức tăng trưởng trên 6% . Lạm phát giảm từ 774,7% năm 1986 xuống còn 67,5% năm 1990, từ năm 1998 xuống dưới 5%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi theo chiều hướng tích cực, từ năm 1990 bắt đầu có tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế14.

Các chính sách tiền tệ, vấn đề lãi suất, tỷ giá ngoại hối, chỉ số chứng khoán là những vấn đề nhạy cảm, luôn có tác động đối với thị trường tài chính và thị trường chứng khoán nói chung cũng như đối với nền kinh tế thị trường nói chung. Về cơ bản, sự điều hành vĩ mô về các chính sách này ngày càng mang tính thị trường hơn. Đứng dưới giác độ của người đầu tư, lãi suất tiền gửi cũng như tỷ giá hối đoái là những yếu tố tác động đến việc di chuyển luồng tiền dùng để đầu tư của công chúng từ thị trường tiền tệ sang thị trường chứng khoán và ngược lại. Các biến động về lãi suất cũng như tỷ giá trên thị trường tiền tệ có tác động đáng kể tới thị trường chứng khoán.

Từ tháng 8/2000, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã thực hiện bước đổi mới căn bản về điều hành lãi suất, thay cơ chế cũ bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay đồng Việt Nam và cơ chế lãi suất thị trường có sự quản lý đối với cho vay bằng đồng ngoại tệ. Theo đánh giá chung, với việc thực hiện các giải pháp đồng bộ, việc thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản đã đi vào nề nếp, mặt bằng lãi suất đã hình thành một cách hợp lý theo xu hướng có lợi cho lãi suất VNĐ, hạn chế được vòng chu chuyển vốn từ VNĐ sang ngoại tệ; lãi suất cho vay được hình thành theo hướng tích cực, đáp ứng được chủ trương kích cầu của Chính phủ. Hôm 21/10/2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa lãi suất cơ bản từ mức 14% về 13%. Đây được xem là bước nới lỏng chính sách tiền tệ đầu tiên sau nhiều tháng thắt chặt. Để chống lạm phát, hôm 1/2/2008, Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản lên 8,75%, sau

14 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=414&idmid=4&ItemID=1337 , truy cập lúc 20:46’ ngày 22/04/2009 22/04/2009

hơn hai năm duy trì ở mức 8,25%. Tiếp đó, ngày 19/5, lãi suất cơ bản tăng mạnh lên ngưỡng 12% và chạm đỉnh 14% vào ngày 11/6. Trước diễn biến của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, từ tháng 11/2008, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm mức lãi suất cơ bản từ 13%/năm xuống còn 12%/năm. Đây là lần cắt giảm lãi suất thứ 2 trong năm 200815. Lãi suất tiền gửi ngoại tệ trong năm qua của các ngân hàng thương mại đều giảm so với năm trước, mức lãi suất cao nhất chỉ còn 3,4 – 3,7%/năm so với 6%/ năm của cùng kỳ năm trước16.

Môi trường kinh tế ổn định làm cho nhu cầu về vốn cho sản xuất và kinh doanh tăng lên, các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn, do đó tạo ra cơ hội cho việc tham gia của các quỹ đầu tư vào nền kinh tế nói chung.

Theo một kết quả điều tra của Tổng cục thống kê về vốn đầu tư cho phát triển của toàn xã hội trong hai năm 2007 – 2008, khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước tính đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% tổng sản phẩm trong nước (đạt kế hoạch đề ra 40% GDP) và tăng 15,8% so với năm 2006, trong đó vốn khu vực Nhà nước 200 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,3% tổng vốn và tăng 8,1%; vốn khu vực ngoài Nhà nước 187,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,7% và tăng 24,8%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 74,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 16% và tăng 17,1%.Trong vốn nhà nước, vốn đầu tư từ ngân sánh nhà nước (gồm vốn dự án và chương trình mục tiêu) ước tính thực hiện 97 nghìn tỷ đồng, bằng 101,6% kế hoạch năm, trong đó vốn do địa phương quản lý 64,4 nghìn tỷ đồng, bằng 107,2%, vốn trung ương quản lý đạt thấp hơn so với dự toán, chỉ bằng 92,2%; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ước tính 40,3 nghìn tỷ đồng, đạt kế hoạch năm và vốn của các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức nhà nước khác khoảng 62,7 nghìn tỷ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khá, ước tính năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006 và vượt 56,3% kế hoạch cả năm, trong đó vốn cấp phép mới là 17,86 tỷ USD17. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế

15 http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/11/3BA08093/ , 15:16 ngày 5/11/2008 truy cập lúc 21:4’ ngày 22/04/2009 ngày 22/04/2009

ước tính đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007, bao gồm vốn khu vực Nhà nước 184,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,9% tổng vốn và giảm 11,4%; khu vực ngoài Nhà nước 263 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,3% và tăng 42,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 189,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,8% và tăng 46,9%. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay tiếp tục đạt kết quả cao. Trong tháng 12/2008, cả nước có 112 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép mới với tổng số vốn đăng ký 1254 triệu USD, nâng tổng số dự án cấp phép từ đầu năm đến 19/12/2008 lên 1171 dự án với tổng vốn đăng ký 60,3 tỷ USD, giảm 24,2% về số dự án nhưng gấp 3,2 lần về vốn đăng ký so với năm 2007. Nếu tính cả 3,7 tỷ USD vốn đăng ký tăng thêm của 311 dự án được cấp phép từ các năm trước thì năm 2008 cả nước đã thu hút được 64 tỷ USD vốn đăng ký, gấp gần 3 lần năm 2007, đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 200718.

Số liệu trên cho thấy nhu cầu vốn đầu tư của xã hội rất lớn và nhu cầu đó sẽ ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Để tạo điều kiện cho các định chế tài chính trong đó có thị trường chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán phát triển và hoạt động hiệu quả cũng như người dân có thể an tâm bỏ vốn đầu tư qua các tổ chức trên, cần tạo ra các cơ chế và chính sách phù hợp như chính sách phát triển kinh tế một cách hợp lý, đổi mới cơ chế tài chính cho hệ thống tài chính quốc gia và tài chính doanh nghiệp.

Chính sách đề cập ở đây bao gồm chính sách dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Chính sách dài hạn, trung hạn phải được xây dựng trên một tầm nhìn chiến lược, được sử dụng trong một thời gian dài. Vì vậy, nó cần được xây dựng trên cơ sở báo cáo tổng hợp, phân tích chuẩn xác, từ đó mới có thể đề ra được một chiến lược đúng đắn. Chính sách ngắn hạn được xây dựng trên cơ sở chính sách dài hạn, đồng thời có sự điều chỉnh dựa trên diễn biến tình hình thực tế của từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 36 - 39)