Trình độ đầu tư chuyên nghiệp còn thấp:

Một phần của tài liệu Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 54 - 56)

Sự thiếu tính chuyên nghiệp đầu tư được coi là một hạn chế cơ bản của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đó cũng chính là một nguyên nhân quan trọng chủ yếu tác động tới việc hình thành các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ.

Có thể minh chứng điều đó qua đôi nét về thực trạng về đội ngũ chuyên gia đầu tư tài chính hiện nay. Thực tế hoạt động của các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư đã cho thấy sự thiếu hụt cả về số lượng lẫn chất lượng những người phân tích và đầu tư chuyên nghiệp. Hiện nay, số nhân viên kinh doanh của các công ty quản lý quỹ và qũy đầu tư chứng khoán được cấp giấy phép hành nghề còn chưa nhiều, phần lớn chỉ chiếm 2/3 tổng số nhân viên để đáp ứng các yêu cầu về pháp lý trong việc hình thành công ty, trong đó phần lớn được tuyển chọn từ những người đã từng công tác trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Mặc dù hoạt động đầu tư trong ngành chứng khoán có những nét tương đồng với hoạt động đầu tư của các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, nhưng tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán đòi hỏi sự nhạy bén linh hoạt cũng như áp lực hơn rất nhiều so với các ngành khác. Đa số các nhân viên này mới chỉ đáp ứng những yêu cầu nghiệp vụ tối thiểu như tư vấn tài chính, nghiên cứu thị trường, phân tích cơ bản giá trị tài chính, đánh giá thị trường dựa trên các chỉ số tài chính cơ bản nhất,… Và họ thường không được đào tạo bài bản về lĩnh vực quản lý quỹ cũng như quản lý danh mục đầu tư. Bản thân nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư là một nghiệp vụ mang bóng dáng của quản lý đầu tư chuyên nghiệp đòi hỏi nhân viên cần phải có các tiêu chí về học vấn cũng như kinh nghiệm cao hơn đặc biệt là những người điều hành quỹ.

Ngoài các yếu tố về con người, trình độ đầu tư chuyên nghiệp có thể đem lại hiệu quả kinh doanh cao còn phụ thuộc vào các nguồn thông tin cũng như việc sử dụng chúng trong phân tích đầu tư. Đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm tại Việt

dường như còn là vấn đề rất mới mẻ. Các nguồn thông tin được sử dụng để phân tích rất thiếu và chưa đảm bảo chất lượng.

Như những phần trên đã phân tích, quỹ đầu tư chứng khoán là một loại hình đầu tư chuyên nghiệp, đòi hỏi rất cao ở trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm đầu tư của các nhân viên tác nghiệp cũng như những người điều hành quỹ. Đội ngũ các nhân viên phân tích và đầu tư chứng khoán, quản lý đầu tư còn quá ít ỏi như hiện nay là một trở ngại lớn đối với việc thành lập và hoạt động của các công ty quản lý quỹ cũng như quỹ đầu tư chứng khoán.

Tồn tại trên chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:

− Hoạt động đầu tư chuyên nghiệp nhất là đầu tư vào thị trường chứng khoán chỉ mới hình thành ở nước ta trong một vài năm gần đây. Do đó, khó có thể đòi hỏi ngay sự tồn tại của một đội ngũ lớn những người đầu tư chuyên nghiệp có đủ trình độ cũng như kinh nghiệm hoạt động đầu tư.

− Công tác đào tạo cơ bản về phân tích đầu tư chứng khoán chưa được tiến hành một cách bài bản và quy củ.

Điều đó được thể hiện ở thực tế cho đến nay chưa có chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ năng phân tích và đầu tư chuyên nghiệp trong hệ thống đào tạo của Việt Nam. Việc đào tạo về thị truờng chứng khoán và phân tích đầu tư mới đây đã được các trường đại học khối kinh tế như trường đại học Kinh tế quốc dân, trường đại học Tài chính, trường đại học Ngoại thương, Học viện ngân hàng,…đưa vào chương trình giảng dạy. Hầu như các chương trình đó mới chỉ dừng lại ở các lý thuyết cơ bản chủ yếu tham khảo từ tài liệu nước ngoài mà học viên chưa có điều kiện tiếp cận và thực hành trong thực tế. Các chương trình đào tạo mang tính chất chuyên sâu và thực tế hơn là các khoá học do Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán và thị trường chứng khoán trực thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện. Các chương trình này chủ yếu mới dừng lại ở việc cung cấp các kiến thức cơ bản nhất cho những người sẽ xin giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán để làm việc tại các công ty chứng khoán. Các chương trình chuyên sâu dành cho những người điều hành quỹ vẫn chưa được xây dựng.

Hiện nay cũng có những chương trình đào tạo chuyên sâu nước ngoài về các kỹ năng trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam. Chẳng hạn như chương trình đào tạo CFA về phân tích tài chính, CPA hay ACCA… Tuy nhiên những khoá học như vậy thường có chi phí rất lớn (chi phí cho một khoá học CFA gồm 3 level sẽ khoảng hơn 5000$) mà với thu nhập và điều kiện kinh tế của người Việt Nam hiện nay không phải ai cũng có thể có điều kiện theo học. Ngoài ra những khoá học như vậy cũng đòi hỏi người học phải có những trình độ nhất định về tiếng anh cũng như những kiến thức về chuyên ngành nhất định.

Một phần của tài liệu Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 54 - 56)