Quyền của chủ sở hữu sau khi được cấp văn bằng bảo hộ

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam thực trạng và giải pháp.doc (Trang 26 - 27)

II. NỘI DUNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚ

1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

1.4. Quyền của chủ sở hữu sau khi được cấp văn bằng bảo hộ

Văn bằng bảo hộ sáng chế ở Việt Nam gọi là bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Bằng độc quyền có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia cấp bằng, và có thời hạn là 20 năm kể từ ngày nộp đơn đối với bằng độc quyền sáng chế, và 10 năm đối với bằng độc quyền giải pháp hưu ích. Tuy nhiên, để duy trì thời hạn này, chủ sở hữu phải nộp một khoản lệ phí duy trì, hoặc nếu muốn gia hạn thì cũng phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực cho cơ quan sáng chế.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế của chủ sở hữu bắt đầu kể từ khi bằng độc quyền có hiệu lực, và được duy trì trong suốt thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền. Nếu như đối với một tài sản hữu hình, chủ sở hữu có ba quyền cơ bản là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt thì đối với sáng chế - một tài sản vô hình, chủ sở hữu có các quyền sau đây:

- Sử dụng sáng chế, tức là thực hiện các hành vi sản xuất, khai thác công dụng, lưu thông, quảng cáo, chào bán và nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm sản xuất theo quy trình được bảo hộ.

- Ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của mình

- Chuyển giao quyền sở hữu của mình cho một người khác (còn gọi là li-xăng) thông qua hợp đồng chuyển giao.

Ngoài ra, chủ sở hữu còn có một quyền gọi là quyền tạm thời đối với sáng chế. Đó là trường hợp một sáng chế đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại mà người đó lại không có quyền sử dụng, trong khi đã có một người khác nộp đơn đăng kí sáng chế đó. Trong trường hợp

này, người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người kia biết việc mình đã nộp đơn, nếu họ vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế thì sau khi bằng độc quyền được cấp, người này phải trả cho người nộp đơn một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

Như vậy, người được cấp bằng độc quyền sáng chế có quyền quyết định ai sẽ được và không được phép khai thác sáng chế đã được cấp bằng độc quyền của mình. Tuy nhiên trong một số trường hợp, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế buộc phải chuyển giao quyền sử dụng của mình cho một người khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì mục đích công cộng, phục vụ quốc phòng an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Thế nhưng những trường hợp như vậy là không nhiều, và về cơ bản độc quyền sử dụng vẫn thuộc về người chủ sở hữu. Vì vậy, việc một bên thứ ba sử dụng sáng chế đã được cấp bằng độc quyền mà không được sự cho phép của chủ sở hữu sẽ bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Cụ thể, những hành vi sau được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế:

- Sử dụng sáng chế được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu

- Sử dụng sáng chế mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam thực trạng và giải pháp.doc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w