III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
5. Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế
Trong những năm gần đây, do yêu cầu của xu thế hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực nên Việt Nam cũng cần phải hoà mình vào sự phát triển chung của hoạt động sở hữu trí tuệ trên thế giới. Do đó, việc tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là đòi hỏi hết sức cấp bách.
Hoạt động hợp tác hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ những năm vừa qua đã được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Việt Nam đã có một số dự án hợp tác với Nhật Bản, Mỹ, cơ quan sáng chế châu Âu EPO và Tổ chức sở hữu trí tuệ
thế giới WIPO.... Dự án “Hiện đại hoá quản trị sở hữu trí tuệ” do chính phủ Nhật Bản tài trợ với Hệ thống quản trị đơn sở hữu công nghiệp đã được đưa vào sử dụng tại Cục Sở hữu trí tuệ và thực sự phát huy được hiệu quả. Trong năm 2005, 22 lượt cán bộ của Việt Nam đã được mời tham dự các khoá đào tạo, hội nghị, hội thảo do WIPO tổ chức như 4 hội thảo về Hiệp ước hợp tác patent, Hội thảo về thông tin sáng chế. Cục Sở hữu trí tuệ cũng phối hợp với WIPO dịch sang tiếng Việt và xuất bản một số tài liệu về sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về vấn đề này. Ngoài ra, còn rất nhiều các dự án, chương trình hợp tác khác nữa [35].
Trong tương lai, việc hợp tác cần mở rộng theo hướng:
- Duy trì và phát triển các quan hệ hợp tác đã có. Tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế trong việc hoàn thiện hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
- Mở rộng hợp tác với các đối tác mới, đa phương hoá các quan hệ, hợp tác không chỉ với các nước cụ thể mà với cả các nhóm nước, các khối và tổ chức quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác với các nước láng giềng như Trung Quốc và các nước ASEAN. Hơn nữa, Việt Nam cần đặt mối quan hệ với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO và Tổ chức thương mại thế giới WTO lên hàng đầu.
Nếu tất cả các giải pháp trên đều được thực hiện một cách đồng bộ, nghiêm túc, thì không những hạn chế trong hoạt động bảo hộ sáng chế ở Việt Nam được khắc phục, mà hiệu quả hoạt động này sẽ được nâng cao một cách rõ rệt. Tuy nhiên, việc này không phải có thể thực hiện trong một sớm một chiều, mà cần phải có thời gian. Hi vọng rằng trong tương lai không xa, hoạt động bảo hộ sáng chế cũng như các đối tượng sở hữu trí tuệ khác sẽ ngày càng khởi sắc, bắt kịp sự phát triển chung của thế giới.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Số lượng bằng độc quyền sáng chế đã trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia. Các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển ngày càng quan tâm nhiều hơn đến hoạt động đổi mới sáng tạo, khuyến khích tạo ra sáng chế, và coi sáng chế là tài sản chiến lược. Song song với việc đó, hoạt động bảo hộ sáng chế cũng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.
Cùng với xu thế phát triển của thế giới, Việt Nam cũng đang rất quan tâm đến vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ sáng chế, và đã đạt được những thành tựu nhất định. Trước hết phải kể đến đó là hệ thống văn bản pháp luật về bảo hộ sáng chế của Việt Nam đã tương đối hoàn thiện và cơ bản là phù hợp với những tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPS. Sự phù hợp đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoà nhập của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Hệ thống pháp luật hoàn thiện còn là cơ sở dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số lượng đơn đăng kí cũng như số bằng độc quyền sáng chế được cấp. Thực tế trong những năm qua ở Việt Nam, số lượng đơn đăng kí sáng chế nộp vào Cục sở hữu trí tuệ không ngừng tăng qua các năm. Càng ngày càng có nhiều sáng chế được tạo ra và được đăng kí bảo hộ.
Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng số vụ xâm phạm quyền đối với sáng chế. Trong khi đó, hoạt động xử lý xâm phạm của các cơ quan thực thi lại chưa đủ mạnh và hiệu quả để có thể hạn chế và ngăn chặn các hành vi xâm phạm. Nguyên nhân của thực trạng này có nhiều, nhưng chủ yếu đó là do nhận thức và hiểu biết của cộng đồng và doanh nghiệp về lĩnh
vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn khá hạn chế, cũng như năng lực yếu kém của các cán bộ thực thi.
Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong đó có lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Việt Nam cần thực hiện một số biện cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có bảo hộ sáng chế. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong vấn đề bảo hộ sáng chế ở Việt Nam, những giải pháp đặt ra là tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật, tổ chức đào tạo và nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ cho đội ngũ cán bộ sở hữu công nghiệp cũng như cộng đồng và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng là một giải pháp cần thiết. Trong thời gian tới, Việt Nam cần từng bước áp dụng các giải pháp này để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ sáng chế, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
1. Bộ luật dân sự của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
2. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 15/1999/QH10.
3. Công ước Paris 1883 về Bảo hộ sở hữu công nghiệp
4. Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, ngày 15/4/1994
5. Hiệp ước hợp tác về sáng chế 1970.
6. Luật Sở hữu trí tuệ của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
7. Nghị định của Chính phủ số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 8. Nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006
9. Nghị định của Chính phủ số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN.
10. Thông tư của Bộ Khoa học và công nghệ số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007
11. Thông tư của Bộ Tài chính số 132/2004/TT-BTC ngày 30/12/2004
SÁCH, BÁO VÀ TẠP CHÍ
Tiếng Việt
12. Ngọc Anh (26/10/2004), “Những quốc gia đầu tư cho khoa học nhiều nhất”, Công an nhân dân (Số 129).
13. Kamil Idris (2005), Sở hữu trí tuệ một công cụ đắc lực để phát triển kinh
tế, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.
14. Song Kim (30/06/2004), “Chuyện sáng chế như “thầy bói mù sờ voi”!”,
Người lao động.
15. Tô Nam (16/08/2004), “Đạo…công nghệ và ước mong…”, Tiền Phong (Số 163).
16. KH.Ngọc (12/10/2005), “Võng xếp Duy Lợi thắng kiện tại Mỹ”, Tuổi trẻ (Số 236).
17. Phương Nguyên (2005), “Người nông dân chế tạo thành công máy thái hành”, Khoa học & Phát triển (Số 45).
18. Nhóm phóng viên khoa học công nghệ (24/09/2004), “Những nhà sáng tạo không bằng cấp”, Khoa học và Đời sống (Số 77+78).
19. Trần Minh Sơn (2006), Hỏi đáp về Luật Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội
20. TS. LS. Lê Xuân Thảo (2005), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu
trí tuệ, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
21. Thẩm Hồng Thụy (05/06/2003), “Sẽ trả giá đắt nếu thiếu hiểu biết”, Lao
động (Số 156).
22. Thẩm Hồng Thụy (2004), “Viên chức kinh tế Tổng lãnh sự quán Mỹ đến tìm hiểu tại doanh nghiệp tư nhân Duy Lợi”, Lao động (Số 129).
23. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (2005), Cẩm nang sở hữu trí tuệ.
24. Trung tâm tin học và thông tin khoa học công nghệ - Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội (2006), Hướng dẫn đăng kí xác lập quyền sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
25. Vivien Irish (2007), Sáng tạo và các chiến lược về sáng chế của các
Tiếng Anh
26. Le Huy Anh (2005), Research on patent activities for the purpose of
strengthening patent activities in Vietnamese enterprises, Final report,
Tokyo.
27. Japan Institue of Invention and Innovation (2004), Guide book for
practical use of Patent map for each technology field.
INTERNET 28. http://www.cpv.org.vn 29. http://www.dddn.com.vn 30. http://www.en.wikipedia.com 31. http://www.eropean-patent-office.org 32. http://www.khoahocphattrien.com.vn 33. http://www.most.gov.vn/b_hoatdong/bb_sohuutt/tin_hd 34. http://www.nld.com.vn/tools/print. asp?news_id=48399 35. http://www.noip.gov.vn 36. http://www.vi.wikipedia.com 37. http://www.vietnamnet.vn/khoahoc/vande/2006/03/547631/ 38. http://www.vnexpress.net 39. http://www.wipo.int
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các quốc gia đứng đầu trên thế giới về đăng ký bằng sáng chế giai
đoạn 2001-2005
Bảng 2.1: Số lượng đơn đăng kí sáng chế - GPHI giai đoạn 1990 - 2005
Bảng 2.2: Đơn sáng chế và GPHI nộp trực tiếp cho Cục SHCN theo nước
xuất xứ từ năm 1995 đến 2002
Bảng 2.3: Số bằng độc quyền sáng chế - GPHI được cấp
Bảng 2.4: Khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ giai đoạn 1990 - 2005
Bảng 2.5: Khiếu nại về việc vi phạm quyền SHCN
Bảng 2.6: Nhân lực và ngân sách của một số cơ quan sáng chế các nước trên
thế giới năm 2001
Hình 1.1: Quy trình xử lý đơn đăng kí sáng chế tại cơ quan sáng chế quốc gia
Hình 1.2: Quy trình xử lý đơn quốc tế theo PCT
Hình 2.1: Tỉ lệ đơn đăng kí của các nước trong tổng số đơn có xuất xứ
nước ngoài
Hình 2.2: Tỉ lệ Bằng sáng chế được cấp trên tổng số Đơn đăng kí giai đoạn
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
CHƯƠNG I ... 4
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ ... 4
I. KHÁI QUÁT VỀ SÁNG CHẾ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ ... 4
1. Một số khái niệm ... 4
1.1. Sáng chế ... 4
1.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ... 7
2. Sự hình thành và phát triển của hệ thống bảo hộ sáng chế ... 9
2.1. Trên phạm vi thế giới ... 9
2.2. Hệ thống bảo hộ sáng chế ở Việt Nam ... 11
3. Ý nghĩa của việc bảo hộ sáng chế ... 12
3.1. Khuyến khích nghiên cứu sáng tạo ra công nghệ mới ... 13
3.2. Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh ... 15
3.3. Tạo điều kiện cho hoạt động chuyển giao công nghệ và đầu tư ... 15
3.4. Làm giàu tri thức công nghệ ... 16
II. NỘI DUNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ ... 18
1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ... 18
1.1. Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế ... 18
1.2. Những nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc đăng kí ... 21
1.3. Các hình thức nộp đơn ... 23
1.4. Quyền của chủ sở hữu sau khi được cấp văn bằng bảo hộ ... 26
2. Thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ... 27
2.1. Sự cần thiết của vấn đề thực thi ... 27
2.2. Các biện pháp thực thi ... 28
CHƯƠNG II ... 32
THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM ... 32
I. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM ... 32
1. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo hộ sáng chế ... 32
II. THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM ... 35
1. Hoạt động đăng kí xác lập quyền ... 35
1.1. Tình hình nộp đơn ... 35
1.2. Tình hình cấp bằng độc quyền ... 38
1.3. Khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ ... 42
2. Thực trạng xâm phạm quyền ... 43
2.1. Số lượng các vụ xâm phạm ... 43
2.2. Hình thức xâm phạm ... 44
3. Hoạt động thực thi quyền ... 48
3.1. Việc áp dụng các biện pháp xử lý xâm phạm ... 48
3.2. Hoạt động thực thi của các cơ quan có thẩm quyền ... 51
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM ... 55
1. Những thành tựu đã đạt được ... 55
2. Những hạn chế còn tồn tại ... 57
3. Nguyên nhân của những hạn chế ... 59
CHƯƠNG III ... 65
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ... 65
BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ... 65
ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM ... 65
I. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA LĨNH VỰC BẢO HỘ SÁNG CHẾ TRÊN THẾ GIỚI ... 65
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ CỦA VIỆT NAM ... 66
1. Mục tiêu tổng quát ... 66
2. Mục tiêu cụ thể ... 68
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ ... 71
1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ sáng chế ... 71
a) Sửa đổi, bổ sung một số quy định còn thiếu sót, chưa phù hợp ... 71
2. Hoàn thiện hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu công nghiệp ... 75
2.1. Đối với cơ quan xác lập quyền ... 75
2.2. Đối với cơ quan thực thi ... 76
3. Đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng về sở hữu trí tuệ ... 79
3.1. Đào tạo kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ trong các trường đại học ... 79
3.2. Nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ ... 81
3.3. Đào tạo nguồn nhân lực sáng tạo ... 82
4. Mở rộng và nâng cao chất lượng của các hoạt động hỗ trợ, bổ trợ ... 83
4.1. Về hệ thống thông tin sáng chế ... 83
4.2. Về các dịch vụ liên quan đến sở hữu công nghiệp ... 84
KẾT LUẬN ... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 88 DANH MỤC BẢNG BIỂU ... 91