I. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ
1. Hoạt động đăng kí xác lập quyền
1.3. Khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ
Thực tế trong những năm qua, số trường hợp khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ rất ít, mỗi năm chỉ khoảng 2-3 vụ (Bảng 2.4), chứng tỏ không có sai sót nhiều trong quá trình xử lý đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ mà chủ yếu là do kĩ năng làm đơn của người nộp, dẫn đến tỉ lệ bằng độc quyền được cấp trên số đơn đăng kí không cao.
Bên cạnh việc đăng kí bảo hộ ở trong nước, tình hình đăng kí bảo hộ sáng chế ở nước ngoài là vấn đề hiện nay đang được dư luận quan tâm, nhưng việc triển khai vẫn còn chậm và chưa hiệu quả. Chỉ tính riêng với nước Mỹ, từ năm 1997 đến năm 2004 số đơn đăng kí sáng chế có nguồn gốc Việt Nam vào Mỹ là 23 thì số đơn đăng kí sáng chế có nguồn gốc từ Mỹ vào Việt Nam lên tới 2470 [32]. Điều này cho thấy rằng các chủ thể Việt Nam không có cơ hội sử dụng cơ chế bảo hộ sáng chế cũng như các đối tượng sở hữu công
nghiệp khác, trong khi hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam lại được các chủ thể nước ngoài khai thác có hiệu quả. Chính vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh việc bảo hộ sáng chế ở trong nước, cần phải tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hàng hoá hoặc đầu tư ra nước ngoài.
Bảng 2.4: Khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ
Năm Sáng chế -Giải pháp hữu ích Các đối tượng sở hữu công nghiệp
1995 223 1996 03 269 1997 02 264 1998 393 1999 315 2000 01 332 2001 348 2002 632 2003 04 426 2004 02 429 2005 435
Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ