II. NỘI DUNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚ
2. Thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
2.1. Sự cần thiết của vấn đề thực thi
Thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được hiểu là việc áp dụng những biện pháp cụ thể để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với sáng chế đó. Trong thông luật có một câu châm ngôn cổ nói rằng “một
quyền mà không kèm theo một chế tài thì không hề là quyền”. Sẽ là vô nghĩa
thông tin về chúng mà chủ sở hữu quyền lại không thể thực thi quyền này một cách hiệu quả. Nếu việc thực thi thất bại, các quyền và lợi ích dù cho đã được xác lập, được phản ánh trong các điều ước quốc gia quốc tế đều bị phủ nhận hoàn toàn. Đặc biệt ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc vi phạm các quyền đã được bảo hộ xảy ra ở quy mô lớn chưa từng thấy, thì càng cần thiết phải tăng cường hoạt động thực thi.
2.2. Các biện pháp thực thi
Có ba biện pháp được áp dụng để xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
a) Biện pháp hành chính.
Thực thi hành chính được thực hiện tại một cơ quan hoặc bộ phận hành chính của chính phủ tách biệt với toà án. Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, biện pháp hành chính được áp dụng đối với những hành vi vi phạm sau đây 5 [6]:
- Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội.
- Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó.
Hình thức xử phạt hành chính bao gồm:
- Phạt cảnh cáo: áp dụng đối với trường hợp vô ý vi phạm, vi phạm nhỏ, vi phạm lần đầu.
- Phạt tiền: căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm có thể có những mức phạt tiền khác nhau. Mức phạt tiền sẽ dao dộng từ 20.000.000 đồng đến trên 300.000.000 đồng tuỳ theo giá trị sản phẩm, hàng hoá vi phạm 6 [9].
5 Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 211
Ngoài ra, theo Nghị định 106, có thể áp dụng một số hình thức phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm xâm phạm từ 3 đến 6 tháng.
b) Biện pháp dân sự
Thẩm quyền áp dụng biện pháp dân sự thuộc về toà án. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra.
Các hình thức xử phạt sau đây được áp dụng để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm - Buộc xin lỗi, cải chính công khai - Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự - Buộc bồi thường thiệt hại
- Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
c) Biện pháp hình sự
Thẩm quyền áp dụng biện pháp hình sự cũng thuộc về toà án. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
Bộ luật hình sự 1999 quy định những hình thức xử phạt sau đây đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 7 [2]:
- Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế đang được bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc 7 Bộ luật hình sự 1999, Điều 171
đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: có tổ chức, phạm tội nhiều lần, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Trong các biện pháp trên, biện pháp hình sự có thể nói là biện pháp có tính răn đe cao nhất nhất bởi mức phạt nặng, điều này có tác dụng rất lớn đến việc hạn chế hành vi xâm phạm quyền. Ở các nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển, biện pháp hình sự và dân sự thường được sử dụng nhiều hơn so với biện pháp hành chính. Biện pháp hành chính tuy có ưu điểm là thủ tục đơn giản, không mất nhiều thời gian, nhưng lại có những hình phạt không đủ mạnh để ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền, do đó không được các nước trên thế giới ưa chuộng.
Việc thực thi quyền thuộc bằng độc quyền sáng chế có thể coi là khá phức tạp, và ở mỗi nước, thời gian và chi phí để thực thi cũng khác nhau, nhưng nhìn chung là tốn kém. Ví dụ, ở Australia, mỗi năm có khoảng 20 đến 40 vụ xâm phạm bằng độc quyền sáng chế bị khởi kiện, nhưng chỉ có 10% trong số này đi tới được giai đoạn xét xử, mà thời điểm diễn ra thường là 1-2 năm sau khi nộp đơn kiện. Chi phí cho một vụ kiện là khoảng từ 53.410 đến 267.050 USD. Ở Mêhicô, vụ kiện xâm phạm bằng độc quyền sáng chế điển hình kéo dài tới 3 năm và chi phí thường vào khoảng 50.000 đến 100.000 USD [13].
Tóm lại, thông qua chương cơ sở lý luận này, một số những điểm liên quan đến sáng chế và bảo hộ sáng chế như khái niệm đặc điểm, quá trình hình
thành và phát triển, vai trò ý nghĩa của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế đã được làm rõ. Chương I cũng trình bày khái quát về những nội dung bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế nói chung ở các nước trên thế giới, qua đó làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng pháp luật và tình hình bảo hộ sáng chế ở Việt Nam.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP