Hoàn thiện hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam thực trạng và giải pháp.doc (Trang 75 - 79)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ

2. Hoàn thiện hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu công nghiệp

phạm quyền.

- Ban hành luật sáng chế riêng

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 thực sự là một nỗ lực đáng ghi nhận của Việt Nam trong việc đưa ra một luật riêng điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc…. đều đã có Luật sáng chế riêng. Ở Việt Nam, các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ hay khoa học công nghệ chưa phát triển đến mức cần phải tạo ra một văn bản pháp luật riêng cho từng đối tượng sở hữu trí tuệ. Song cùng với xu thế hội nhập và phát triển của thế giới hiện nay, trong tương lai sắp tới, cũng nên xem xét đến việc ban hành các văn bản luật riêng về sở hữu công nghiệp, trong đó có Luật sáng chế.

Trong Luật này, sẽ quy định tất cả những nội dung liên quan đến sáng chế, bao gồm cả thủ tục nộp đơn, giải quyết vi phạm, mức phạt hành chính, …. Việc đưa các nội dung cụ thể đó vào Luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người tìm hiểu pháp luật và cơ quan sử dụng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi. Song song với việc ban hành Luật sáng chế mới, cần giảm bớt những Nghị định, Thông tư hướng dẫn đi kèm, việc gì có thể quy định trong luật thì quy định luôn, như vậy vừa tăng tính hiệu lực của quy định, lại hạn chế được số lượng văn bản đi kèm. Những quy định trong Luật sáng chế mới này sẽ dựa trên những thay đổi bổ sung như đã trình bày ở trên.

2. Hoàn thiện hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu công nghiệp công nghiệp

2.1. Đối với cơ quan xác lập quyền

Nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự phát triển kinh tế đối ngoại và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày một tăng dẫn

đến số lượng đơn đăng kí sáng chế của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng gia tăng nhanh chóng, làm cho tải trọng công việc của Cục Sở hữu trí tuệ ngày càng lớn. Vì vậy, cần phải áp dụng những giải pháp sau để nâng cao năng lực hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ :

- Đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng hình thức nộp đơn điện tử. Từ ngày 1/6/2007, Cục Sở hữu trí tuệ đã khai trương hình thức nộp đơn mới này song song với hình thức nộp đơn truyền thống. Vì những lợi thế mà hình thức này mang lại, trong những năm tới cần phải tiến đến việc sử dụng hình thức nộp đơn trực tuyến một cách hoàn toàn.

- Cùng với việc nộp đơn điện tử, cần phải tập huấn xử lý hồ sơ trực tuyến cho đội ngũ cán bộ, góp phần làm cho hoạt động của toàn hệ thống này diễn ra hiệu quả.

- Thành lập chi nhánh mới ở các tỉnh thành phố trong cả nước bên cạnh hai chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

2.2. Đối với cơ quan thực thi

a) Phân định rõ phạm vi hoạt động

Hiện tại có tới 6 cơ quan được quy định chức năng bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp. Hơn nữa, cùng một chức năng như nhau lại có nhiều cơ quan có thể thực hiện. Đặc biệt là việc bố trí quá nhiều cơ quan chịu trách nhiệm xử phạt hành chính trong khi thẩm quyền xét xử các trường hợp xâm phạm quyền theo thủ tục dân sự và hình sự lại chỉ do một mình Toà án đảm nhiệm. Bên cạnh đó, do có quá nhiều cơ quan hành chính cùng làm một chức năng nên dẫn đến tình trạng trông chờ, ỷ lại hoặc lại chồng chéo lên nhau. Vì vậy, cần thiết phải áp dụng các giải pháp sau đây:

- Mở rộng thẩm quyền xét xử của Toà án sao cho sự phán quyết của Toà án phải có hiệu lực thực thi. Toà án có quyền ra lệnh khẩn cấp tạm thời, yêu cầu thu giữ các tang vật vi phạm và trên cơ sở bản án xét xử sẽ ra lệnh

huỷ các sản phẩm vi phạm hay không. Tăng cường cho Toà án những công cụ, biện pháp chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Ở một số nước như Đức, Trung Quốc, Thái Lan đều có Toà án chuyên biệt xét xử các vụ kiện về sở hữu trí tuệ, và cũng có ý kiến cho rằng nên thành lập Toà án patent để chuyên xét xử các vụ kiện tranh chấp, xâm phạm quyền đối với sáng chế. Tuy nhiên, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta không cần thiết phải có vị trí cao hơn việc thực thi bất cứ quyền nào khác. Do vậy, chỉ nên xem xét việc thành lập một phân ban chuyên xét xử về sở hữu trí tuệ trong hệ thống Toà án.

- Thiết lập một cơ quan chuyên trách, cơ quan đầu mối trong việc xử lý xâm phạm bằng biện pháp hành chính (có thể là Thanh tra khoa học công nghệ). Cơ quan này có chức năng tiếp nhận các đơn yêu cầu xử lý hành chính, thụ lý các đơn đó, từ đó đề xuất biện pháp xử lý và đề xuất cơ quan thực hiện.

- Dần dần loại bỏ sự tham gia của Uỷ ban nhân dân và Cảnh sát kinh tế trong hoạt động thực thi quyền, để các cơ quan này có thể tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước và các nhiệm vụ khác.

- Thành lập Ban chỉ đạo chống xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, như vậy sẽ phần nào khắc phục được tình trạng phân tán trong hệ thống cơ quan thực thi, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất.

b) Nâng cao năng lực hoạt động

Năng lực hoạt động ở đây bao gồm tất cả các vấn đề như tổ chức, nhân lực, chuyên môn điều kiện làm việc.

- Từng bước đào tạo cán bộ thực thi, tiến hành mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, các khoá tập huấn cho các cán bộ thực thi thuộc tất cả các cơ quan thực thi ở mọi cấp.

- Các cơ quan thực thi cần chú trọng phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo đại học, sau đại học

liên quan đến sở hữu trí tuệ để chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cao cho chính cơ quan mình.

- Chính phủ tiến hành hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao hiểu biết về sở hữu trí tuệ và tăng cường nguồn lực cho các cơ quan thực thi. Trong đó, chú trọng việc mời các chuyên gia nước ngoài đến trao đổi kinh nghiệm và cử một số phái đoàn đi khảo sát và học tập ở nước ngoài nhằm tăng cường việc tiếp cận, tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm các nước.

c) Tăng cường sự phối hợp hoạt động trong các cơ quan thực thi

Bên cạnh việc phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan thực thi cũng như nâng cao năng lực của cán bộ, cần tăng cường sự phối hợp hoạt động trong hệ thống các cơ quan này. Đó là phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch, trao đổi thông tin, chỉ đạo kiểm tra, điều tra phát hiện các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và đối với sáng chế nói riêng.

- Trước hết là sự phối hợp giữa các bộ phận trong cùng một cơ quan. Vì ngay trong bản thân một cơ quan mà không có sự phối hợp nhịp nhàng thì không thể nói đến việc phối hợp với các cơ quan khác. Và có như vậy mới đưa ra được quyết định xử lý vi phạm một cách đồng nhất với cùng một hành vi vi phạm trong cùng một cơ quan.

- Thứ hai, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau. Việc làm này sẽ tránh được tình trạng xử lý chồng chéo, tiết kiệm thời gian và công sức cho lực lượng thực thi, mà hiệu quả công việc lại cao hơn.

- Ngoài ra, việc phối hợp hoạt động giữa cơ quan thực thi với cơ quan quản lý chuyên ngành cũng hết sức cần thiết. Tuy không thuộc hệ thống thực thi quyền nhưng các cơ quan quản lý chuyên ngành đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam thực trạng và giải pháp.doc (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w