Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam thực trạng và giải pháp.doc (Trang 57 - 59)

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM

2. Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những thành quả đã được, hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam vẫn không tránh khỏi một số hạn chế nhất định.

a) Về đăng kí xác lập quyền

Thứ nhất là sự mất cân đối trong số lượng đơn đăng kí của người Việt Nam và người nước ngoài. Số lượng đơn đăng kí của người nước ngoài chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng số đơn đăng kí, trung bình khoảng hơn 90% trong khi số đơn của người Việt Nam chiếm chưa đến 10%.

Sự mất cân đối thứ hai là tỉ lệ giữa số đơn đăng kí và số bằng được cấp, số bằng độc quyền chỉ chiếm 40% số đơn, có nghĩa là 60% đơn còn lại đều không đáp ứng yêu cầu được cấp văn bằng bảo hộ. Đây thực sự là một hạn chế đáng tiếc, vì số lượng đơn đăng kí đã không nhiều, mà số đơn đáp ứng yêu cầu được cấp bằng lại chiếm tỉ lệ nhỏ như vậy nên kết quả số Bằng độc quyền được cấp chỉ là một con số khá khiêm tốn so với các nước trên thế giới.

Những tồn tại trong việc đăng kí sáng chế nêu trên một phần cũng do hạn chế trong kĩ năng làm đơn của người Việt Nam, đặc biệt trong việc trình bày bản mô tả và yêu cầu bảo hộ. Thêm vào đó, hệ thống thông tin sáng chế còn chưa đầy đủ, nhiều thiếu sót nên những thông tin kĩ thuật cần thiết vẫn chưa đến được với người cần sử dụng.

b) Về thực trạng xâm phạm quyền

Trong khoảng 4-5 năm trở lại đây, số vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế có xu hướng tăng nhanh. Nếu như trước đây, mỗi năm chỉ có khoảng 1 đến 2 trường hợp khiếu nại về vi phạm quyền đối với sáng chế, thậm chí giai đoạn từ năm 1997-2000 không có trường hợp khiếu nại nào xảy ra; thì gần đây, năm nào cũng có đến vài chục vụ việc khiếu nại

về xâm phạm quyền. Cụ thể năm 2003 có 23 vụ, năm 2004 là 33 và năm 2005 là 41. Số lượng các vụ xâm phạm ngày càng nhiều, xâm phạm dưới nhiều hình thức và trên phạm vi hầu hết các tỉnh thành phố trong cả nước.

c) Về hoạt động thực thi quyền

Số vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ngày càng tăng, trong khi việc xử lý xâm phạm tức thực thi quyền lại chưa phát huy được hiệu quả.

Số lượng cơ quan thực thi quyền hiện nay là 6, bao gồm Toà án, cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường, thanh tra khoa học công nghệ, hải quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố. Tuy vậy, lại không có một toà án hay một cơ quan chuyên trách nào mà phân tán ở rất nhiều cơ quan kể trên. Các quy định về nhiệm vụ của mỗi cơ quan lại rất chung chung mà chưa cụ thể hoá phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cơ quan. Vì vậy , việc thực thi bảo hộ giữa các cơ quan chưa được thống nhất. Các cơ quan vẫn chưa thực sự vào cuộc để áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm.

Vai trò của mỗi cơ quan cũng chưa được phát huy một cách tối đa. Điển hình ở đây là Toà án, một cơ quan quan trọng trong việc xử lý xâm phạm quyền. Xử lý dân sự, hình sự các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thông qua Toà án còn nhiều bất cập, số vụ việc xử lý còn quá ít so với thực tế. Tình trạng hành chính hoá các vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên phổ biến. Ví dụ trong năm 2003, tổng số vụ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp bị xử phạt hành chính là 3000 vụ, trong khi xét xử hình sự chỉ có 100 vụ, và dân sự khoảng trên dưới 10 vụ.

Mặt khác, tình trạng “hành chính hoá” trong viêc xử lý các vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam lại khá phổ biến, trong khi hai biện pháp còn lại là dân sự và hình sự lại không được áp dụng một cách hiệu quả, nên vẫn chưa hạn chế được tận gốc hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.

Vậy đâu là nguyên nhân của những hạn chế này?

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam thực trạng và giải pháp.doc (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w