I. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ
1. Hoạt động đăng kí xác lập quyền
1.2. Tình hình cấp bằng độc quyền
Cùng với sự ra đời hệ thống bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, đơn đăng kí sáng chế đầu tiên đã được nộp ngay từ năm 1981. Thế nhưng phải 3 năm sau đó, ngày 11/04/1984, bằng độc quyền sáng chế đầu tiên mới được cấp. Trong giai đoạn đầu, do mới bắt đầu thực hiện cơ chế bảo hộ nên số bằng độc quyền được cấp chưa nhiều, nhưng con số này lại không ngừng tăng qua các năm tiếp theo đó.
Cũng giống như số đơn đăng kí, số bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích được cấp trong giai đoạn này nhìn chung tăng qua các năm (Bảng 2.3). Đặc biệt trong 6 năm trở lại đây, số lượng bằng độc quyền sáng chế - giải pháp hữu ích luôn giữ ở mức tương đối ổn định, khoảng trên 700 bằng/năm. Thế nhưng con số này vẫn là quá nhỏ so với thế giới, và điều đáng nói là hầu hết số bằng đó đều thuộc về người nước ngoài. Số bằng của người Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 10%, và luôn duy trì ở mức độ ổn định, không có sự tăng giảm đáng kể nào.
Như vậy có thể thấy tỉ lệ bằng độc quyền cấp ra so với số lượng đơn đăng kí được nộp không cao, trung bình khoảng 40% và tăng giảm không ổn định. Hơn nữa, trong 10 năm từ 1995 đến 2005, tỉ lệ này đối với người nộp
đơn Việt Nam trung bình chỉ là 25,7%, còn đối với người nước ngoài là 42% (gần gấp đôi). Có thể giải thích tình trạng này bằng những nguyên nhân sau đây:
- Trình độ kĩ thuật, công nghệ của Việt Nam còn thấp so với thế giới, do đó các sáng chế nộp đơn chưa đủ tiêu chuẩn để cấp Bằng, đặc biệt là việc sáng chế không có trình độ sáng tạo. Sản phẩm “máy bơm chạy bằng sức nước” của thầy giáo Trần Đình Huân là một ví dụ. Vào một ngày đầu tháng 2/2003, khi đang đứng cạnh chiếc máy thủy điện nhỏ do Trung Quốc sản xuất bên dòng suối, thầy Huân (hiện công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum) đã nảy sinh ý tưởng về việc chế tạo một chiếc máy bơm chạy bằng sức nước để giảm chi phí cho việc tưới cà phê. Tuy nhiên, một người Đức đã đăng ký bằng sáng chế máy bơm chạy bằng sức nước vào khoảng thế kỷ 19. Họ đã trưng bày một mô hình nho nhỏ về chiếc máy bơm này tại bảo tàng Đức ở Munich. Về sau mọi người không dùng máy bơm này nữa vì nó không hiệu quả và tốn nước. Vậy là thầy Huân đã chậm hơn người Đức cả một thế kỉ về công nghệ [38].
- Do thiếu thông tin sáng chế nên người nộp đơn không biết rằng sáng chế của mình đã được bảo hộ rồi, như vậy là sáng chế đó đã thiếu hẳn tính mới, không đủ tiêu chuẩn bảo hộ. Ví dụ trường hợp anh Từ Ngọc Lợi ở Bình Dương với sáng chế chiếc bàn chải đánh răng có sẵn kem trong cán. Anh đã bỏ rất nhiều công sức cho việc nghiên cứu chế tạo ra sản phẩm này (10 triệu đồng và hơn 4 năm nghiên cứu), và cũng khá vất vả để xin cấp bằng sáng chế. Thế nhưng sáng chế của anh đã có một người Mỹ được cấp bằng sáng chế vào năm 1960. Vậy là do thiếu thông tin, mọi cố gắng của anh Lợi đã trở thành vô ích, Cục Sở hữu trí tuệ đã từ chối cấp bằng độc quyền cho sáng chế này [14].
- Người nộp đơn Việt Nam còn chưa có kĩ năng làm đơn đăng kí bảo hộ, nên không đạt tiêu chuẩn về nội dung và hình thức đơn. Họ thường không có chuyên môn về lĩnh vực làm đơn nên có thể trình bày bản mô tả, đặc biệt
là yêu cầu bảo hộ không đúng quy định và không có kĩ thuật thể hiện. Các sáng chế ở Việt Nam phần nhiều được tạo ra bởi những người nông dân, những người không bằng cấp. Các sáng chế như “máy cắt hành tự động” lão nông Nguyễn Văn Sành, chiếc “máy băm bèo” của chàng cựu binh Nguyễn Như Lĩnh hay “máy tuốt bắp” của người dân tộc K’Ho v.v… được tạo ra chủ yếu là để phục vụ cuộc sống và sản xuất của bà con nông dân. Phần lớn những nhà sáng chế này chưa có ý thức về việc đăng kí bảo hộ cho sản phẩm của mình, và nếu có thì chắc chắn họ đều thiếu kĩ năng làm đơn đăng kí. Trong khi đó, dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ ở nước ta chưa nhiều, và không phải nhà sáng chế nào cũng đăng kí sáng chế thông qua đại diện sở hữu trí tuệ.
Bảng 2.3: Số bằng độc quyền sáng chế - giải pháp hữu ích được cấp giai đoạn 1990 - 2005
Năm Người Việt NamSố Bằng độc quyền sáng chế - giải pháp hữu íchNgười nước ngoài Tổng số
1990 34 3 37 1991 58 14 72 1992 42 17 59 1993 12 14 26 1994 23 23 46 1995 11 69 80 1996 9 64 73 1997 8 123 131 1998 8 357 365 1999 19 334 353 2000 20 633 653 2001 24 785 809 2002 30 760 790 2003 45 784 829 2004 66 701 767 2005 68 674 742 2006 739
Chính vì những lý do trên đây nên dẫn đến kết quả chất lượng đơn của người Việt Nam rất thấp, cả về trình độ kĩ thuật của giải pháp trong đơn lẫn kĩ năng trình bày giải pháp đó. Ở một số nước công nghiệp phát triển trên thế giới, các doanh nghiệp lớn hầu như đều có một bộ phận chuyên về sở hữu công nghiệp với các luật sư và chuyên gia có kinh nghiệm. Do vậy, đơn của họ thường có chất lượng cao và khả năng cấp bằng lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên học hỏi cách làm việc này để nâng cao khả năng được cấp bằng, tăng số lượng bằng độc quyền sáng chế - giải pháp hữu ích.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Bằng độc quyền được cấp Đơn khôngđược cấp bằng
Hình 2.2: Tỉ lệ bằng sáng chế được cấp trên tổng số đơn đăng kí giai đoạn 1990 – 2005
Khoảng 80% số patent được cấp trên thế giới thuộc về các nước công nghiệp phát triển. Theo một chuyên gia tại Cục Sở hữu trí tuệ , sở dĩ số lượng bằng sáng chế được cấp nhiều cho các nước có nền công nghiệp phát triển là vì để được cấp bằng sáng chế, ngoài các quy định của pháp luật, giải pháp kĩ thuật đã được tạo ra phải đáp ứng các tiêu chuẩn về khả năng áp dụng, tính
mới và trình độ sáng tạo để giúp cho ngành công nghiệp sản xuất ra được sản phẩm mới hoặc làm ra những sản phẩm có giá trị kinh tế hơn (nhanh hơn, nhiều hơn, giá thành thấp hơn) hoặc cải tiến các sản phẩm hiện có để chúng đáp ứng được các yêu cầu đặt ra (chất lượng tốt hơn). Trong khi đó, sáng chế hiếm khi là một phát kiến thiên tài hoặc nảy sinh tức thì. Sáng chế là kết quả đầu tư tốn kém đầy rủi ro và của việc sử dụng kiến thức, kinh nghiệm tích tụ lại của nhiều năm nghiên cứu, suy nghĩ miệt mài với nhiều thử nghiệm có mục tiêu của nhà sáng tạo. Mà điều này ở các nước có nền công nghiệp phát triển có điều kiện cũng như được đầu tư mạnh mẽ hơn. Tuy vậy, không phải vì thế mà các nhà nghiên cứu trong nước tại những nước đang phát triển có điều kiện tương tự như Việt Nam ít có khả năng sáng tạo để được cấp bằng sáng chế. Bằng chứng là không ít sản phẩm nghiên cứu khoa học của người Việt Nam thời gian gần đây không những được cấp bằng sáng chế, mà còn được nhiều nhà chuyên môn đánh giá cao.