I. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ
2. Quản lý Nhà nước về bảo hộ sáng chế
Hiện nay, các bộ có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp bao gồm: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan. Tuy nhiên, hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung bao gồm hai lĩnh vực là xác lập quyền và đảm bảo thực thi quyền, vì vậy, tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực này cũng được chia thành hai hệ thống tương ứng. Một là hệ thống cơ quan xác lập quyền chịu trách nhiệm về việc thiết lập, quản lý và duy trì quyền sở hữu công nghiệp. Hai là hệ thống cơ quan đảm bảo thực thi quyền sở hữu công nghiệp chịu trách nhiệm về việc kiểm tra, giám sát và áp dụng các biện pháp chế tài để xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc xác lập quyền và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta là Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp như tiếp nhận đơn, thẩm định đơn và cấp văn bằng bảo hộ.
Hệ thống các cơ quan đảm bảo thực thi quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
- Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có chức năng xét xử các tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc hình sự.
- Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý thị trường (thuộc Bộ Thương mại), thanh tra khoa học công nghệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), cảnh sát kinh tế (thuộc Bộ Công an) có chức năng áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong nội địa.
- Lực lượng Hải quan có chức năng áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ở biên giới và trong hoạt động xuất nhập khẩu.
II. THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM