Cấu trúc-chức năng võng mạc

Một phần của tài liệu Bài giảng: sinh lý các hệ thống cảm giác (Trang 25 - 26)

6.7.1.Các lớp võng mạc

Võng mạc nằm ở trong cùng, tiếp xúc với thuỷ tinh dịch, dày khoảng 0,2mm. Võng mạc đợc cấu tạo từ 10 lớp (hình 12.55). Tính từ ngoài vào trong có các lớp nh sau:

- Lớp biểu mô sắc tố (epithelium pigmentum)

- Lớp thụ cảm thể quang học (các tế bào nón và tế bào gậy).

- Lớp màng ngoài, ngăn cách vùng chứa thân các thụ cảm thể quang học với vùng ngoài.

- Lớp nhân ngoài, chứa thân các tê bào nón và gậy.

- Lớp rối ngoài, bao gồm các sợi của các tế bào nón và gậy với synap của chúng trên các tế bào lỡng cực.

- Lớp nhân trong, bao gồm thân các tế bào lỡng cực và các tế bào ngang.

- Lớp rối trong, bao gồm các nhánh của các tế bào lỡng cực và synap của chúng với các tế bào hạch.

- Lớp hạch, gồm chủ yếu là các tế bào hạch. - Lớp sợi, bao gồm các sợi trục của tế bào hạch.

- Lớp màng trong cùng đợc tạo nên bởi các tế bào glia, còn có tên là tế bào Muller. Do sự phân bố các lớp nh vậy, nên ánh sáng trớc khi đến lớp biểu mô sắc tố (rồi hắt ngợc lại các tế bào nón và gậy) phải xuyên qua tất cả các lớp tế bào hạch, tế bào l- ỡng cực và các thụ cảm thể quang học.

Hình 12.55- Cấu trúc võng mạc mắt.

Lớp biểu mô sắc tố chứa sắc tố và vitamin A. Sắc tố có tác dụng hấp thụ các tia sáng, ngăn sự phản chiếu và tán xạ ánh sáng làm cho ảnh khỏi bị mờ. Vitamin A là chất cần cho sự nhìn. Từ lớp biểu mô sắc tố vitamin A đợc trao đổi qua lại với các tế bào nón và gậy nhờ các nhánh của các tế bào sắc tố bao quanh đoạn ngoài của các lớp tế bào nón và gâỵ.

Các lớp tế bào thần kinh trong võng mạc đợc kết nối với nhau theo hàng dọc và hàng ngang.

Theo hàng dọc, các tế bào nón và gậy tạo synap với các tế bào lỡng cực, tế bào l- ỡng cực lại tạo synap với các tế bào hạch. Các sợi trục của các tế bào hạch tập hợp lại thành dây thần kinh thị giác và đi ra khỏi mặt. Điểm dây thần kinh thị giác đi ra khỏi mắt đợc gọi là điểm mù. Tại đây không có các thụ cảm thể quang học, do đó không có khả năng tiếp nhận kích thích thị giác.

Theo hàng ngang, các tế bào ngang liên kết các tế bào nón và gậy với các tế bào khác ở lớp rối ngoài, các tế bào amacrin liên kết các té bào hạch với các tế bào khác ở lớp rối trong.

Có sự hội tụ rất nhiều các tế bào nón và tế bào gậy trên các tế bào lỡng cực và các tế bào lỡng cực trên các tế bào hạch, trừ hố trung tâm. ở đây một tế bào nón chỉ tiếp xúc với một tế bào lỡng cực và một tế bào lỡng cực chỉ tiếp xúc với một tế bào hạch.

Một phần của tài liệu Bài giảng: sinh lý các hệ thống cảm giác (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w