7- Cảm giác âm thanh (thính giác).
7.1.5. Biến dao động âm thanh thành tín hiệu điện.
Chức năng của các tế bào lông thuộc cơ quan corti là biến các dao động âm thanh thành các tín hiệu điện để truyền về hệ thần kinh trung ơng.
Các lông trên đỉnh tế bào nhận cảm âm thanh có cấu trúc giống nhau. Chúng có một lõi gồm các sợi actin xếp song song nhau, bao quanh sợi actin là các sợi myozin. Các lông đợc xắp xếp theo một trật tự nhất định, trong đó có một lông cao nhất gọi là kinocillium (lông bất động). Dọc theo trục hớng đến kinocillium các lông cao dần, còn dọc theo trục thẳng góc với trục này các lông có chiều cao nh nhau.
Điện thế màng của các tế bào lông khoảng -60mV. Khi màng đáy dao động các lông trên đầu tế bào bị đẩy về phía kinocillium, đầu lông gập xuống tạo ra một sự thay đổi cơ học, làm mở các kênh kali . Ion K+ tràn vào nhanh trong sợi lông và gây khử cực màng. Điện thế màng lúc này khoảng -50mV.
Khi các lông bị đẩy về hớng ngợc lại, các kênh kali đóng lại, trong khi các ion K+
vẫn đợc bơm liên tục ra ngoài, do đó màng trở nên tăng phân cực. Mức khử cực và tăng phân cực của màng tế bào lông tỷ lệ thuận với độ nghiêng của các lông.
Hình 12.68- Sơ đồ cấu trúc các tế bào lông phía ngoài (A,B) và tế bào lông phía
trong (C). D-màng mái (theo Iurato, 1967).
Màng khử cực gây giải phóng chất dẫn truyền tại synap-nơi sợi nhánh của các neuron hớng tâm tiếp xúc với đáy hoặc cạnh đáy tế bào lông. Synap đợc hoạt hoá sẽ tạo ra điện thế hoạt động để truyền về hệ thần kinh trung ơng.
Chất dẫn truyền đợc giải phóng ở đây cha đợc xác định, song có thể là glutamat.