- Vỏ não thính giác.
9.1. Cấu trúc của bộ phận nhận cảm khứu giác.
Hình 12.74- Vị trí cơ quan khứu giác (A) và niêm mạc khứu giác (B).
phía sau-trên vách mũi (hình 12.74), đó là vùng niêm mạc mũi có màu vàng hung. ở bộ phận nhận cảm khứu giác có các tế bào khứu giác hay các receptor khứu giác, là các neuron lỡng cực có đờng kính khoảng 5-10àm, nằm xen kẽ với các tế bào đệm hình trụ. ở ngời có khoảng 60 triệu tế bào khứu giác, có dạng hình thoi. Trên bề mặt các tế bào khứu giác có nhiều nhung mao. Đờng kính của mỗi lông khoảng 0,3àm và dài khoảng 15-30àm. Nhờ các lông này mà diện tích tiếp xúc của các tế bào khứu giác tăng lên rất lớn. Diện tích của vùng khứu giác ở ngời chỉ khoảng 5cm2, trong khi tổng diện tích các lông của các tế bào đạt đến 500-750cm2.
Các công trình nghiên cứu hoá mô cho thấy trong thành phần của các lông có lipid, protein, giàu các nhóm sulfuhydrit, phosphatase và ATPase. Trong khi đó các lông khứu giác hầu nh không có các acid nucleic, các enzym oxy hoá và acetylcholinesterase.
ở cực dới của tế bào khứu giác có sợi mảnh, đờng kính khoảng 0,2-0,5àm, đó là sợi trục của tế bào thần kinh không có myelin. Các sợi này tập trung thành bó xuyên qua màng đáy của niêm mạc khứu giác và tập hợp thành dây thần kinh khứu giác, chạy đến tiếp xúc với các tế bào thần kinh ở hành khứu.
ở vùng khứu giác còn có các tuyến Bowman nằm rải rác giữa các tế bào khứu giác, chúng bài tiết niêm dịch trên bề mặt của niêm mạc khứu giác để bảo vệ các lông khứu giác.