Các thụ cảm thể quang học (photoreceptor) chính là các tế bào nón và tế bào gậy. ở mỗi mắt ngời có khoảng 110-115 triệu tế bào gậy và 6-7 triệu tế bào nón. Sự phân bố các tế bào nón và tế bào gậy ở võng mạc không đều. Càng ở phía trung tâm
mật độ tế bào càng giảm. ở trung tâm võng mạc có một điểm vàng (macula lutea), ở đây chỉ có các tế bào nón và mật độ các tế bào nón đạt 140.000 tế bào trên 1mm2. Tại điểm vàng có một điểm có đờng kính khoảng 0,4mm đợc gọi là hố trung tâm (fovea centralis). ở đây các tế bào nón có kích thớc mảnh hơn so với các tế bào nón ở nơi khác trên võng mạc và có độ nhạy cảm thị giác cao nhất.
Các tế bào gậy có mật độ phân bố ngợc với các tế bào nón, càng ra phía ngoại vi võng mạc số lợng các tế bào gậy càng nhiều.
Các tế bào nón và tế bào gậy đều đ- ợc cấu tạo từ hai đoạn: đoạn ngoài
Hình 12.56- Các phần chức năng của tế bào nón và tế bào gậy.
và đoạn trong (hình 12.56). Đoạn ngoài chứa sắc tố thị giác dới dạng các đĩa xếp chồng lên nhau. Sắc tố trong tế bào gậy là rhodopsin, sắc tố trong tế bào nón là một trong ba chất nhận cảm màu. Đoạn trong chứa bào tơng cùng với các bào quan, đặc biệt là các ty thể. Các ty thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lợng cho hoạt động của tế bào. Tận cùng của đoạn trong tạo synap với các tế bào lỡng cực và các tế bào ngang.