Cảm giác không gian.

Một phần của tài liệu Bài giảng: sinh lý các hệ thống cảm giác (Trang 35 - 37)

6.9.1.Thị lực.

Thị lực là khả năng nhìn và phân biệt đợc khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm ở cách mắt 5m (trong môi trờng chiếu sáng bình thờng). Hai điểm này tạo nên với đồng tử một góc là 60 giây, gọi là góc α. Thị lực đợc xác định bằng một đại lợng nghịch đảo của góc α:

Thị lực = 1/α

Thị lực phụ thuộc vào mật độ của các tế bào cảm quang trên võng mạc. Mật độ các tế bào cảm quang càng dày, góc nhìn càng nhỏ.Tại điểm vàng có thị lực lớn nhất.

Thị lực đợc xác định bằng các bảng đặc biệt. Trên bảng có một số chữ cái hoặc các vòng hở có kích thớc khác nhau. ở mỗi hàng có viết số chỉ khoảng cách bằng mm; với khoảng cách này mắt bình thờng có thể phân biệt đợc các chữ (hoặc hình) ở hàng đó.

6.9.2.Thị trờng.

Tất cả các điểm trong không gian mà mắt có thể nhìn thấy đợc cùng một lúc trong điều kiện cố định trục mắt vào một điểm, đợc gọi là thị trờng.

Thị trờng đợc xác định bằng một phơng tiện gọi là thị trờng kế.

trong 50-60o, phía ngoài 90o. Nhờ xác định thị trờng, ngời ta có thể chẩn đoán một số tổn thơng trên đờng dẫn truyền thị giác.

Hậu quả tổn thơng đờng dẫn truyền cảm giác thị giác.

Sự tổn thơng dọc theo đờng truyền thông tin thị giác có thể xác định chính xác bởi hậu quả gây ra trên thị trờng. Có thể xảy ra các trờng hợp sau (hình 12.62):

- Tổn thơng dây thần kinh thị giác: tổn thơng bên nào mù thị trờng bên đó. - Tổn thơng chéo thị giác: mù nửa thị trờng đối bên.

- Tổn thơng dải thị giác: mù nửa thị trờng cùng bên.

-Tổn thơng thuỳ chẩm: mù góc t thị trờng, có khi không ảnh hởng đến điểm vàng (vì điểm vàng có vùng đại diện lớn trên vỏ não thị giác, nên tổn thơng ở thuỳ chẩm có khi không huỷ hoại đợc tất cả các neuron trong vùng đại diện của điểm vàng).

Hình 12.62- Biến đổi thị trờng khi tổng thơng đờng dẫn truyền thị giác.

6.9.3.Thị giác chiều sâu.

Thị giác chiều sâu hay đánh giá khoảng cách từ vật đến mắt có thể thực hiện bằng nhìn một mắt cũng nh nhìn bằng hai mắt. Trong trờng hợp thứ hai việc đánh giá khoảng cách chính xác hơn nhiều.

Khi đánh giá khoảng cách bằng nhìn một mắt việc điều tiết của mắt có ý nghĩa nhất định, đặc biệt là khi nhìn gần, vì có sự tham gia của cơ mi và các thụ cảm thể bản thể trong cơ mi. ảnh của vật trên võng mạc cũng có ý nghĩa trong đánh giá khoảng

cách: ảnh trên võng mạc càng lớn thì vật càng gần.

Để đánh giá khoảng cách thật chính xác cần nhìn bằng hai mắt. Khi nhìn lên một vật nào đó bằng hai mắt, tuy ảnh của vật xuất hiện trên hai võng mạc, nhng ta không có cảm giác là hai vật, bởi vì ảnh của vật rơi trên các điểm tơng ứng (giống nhau) của hai võng mạc và trong não hai ảnh chập thành một. Điều này có thể kiểm tra dễ dàng bằng cách ấn nhẹ lên cạnh của một mắt (làm cho trục mắt bị lệch), lập tức xuất hiện hai vật do làm mất các điểm tơng ứng trên hai võng mạc, giống nh ở ngời bị mắt lác.

ảnh của vật trên hai võng mạc tuy tơng ứng, song khi nhìn những vật ở gần, mỗi mắt có một góc nhìn khác nhau, nên các ảnh không hoàn toàn trùng khớp với nhau. Chính sự khác biệt này cùng với kinh nghiệm trong đời sống cho phép vỏ não có cảm giác nhìn nổi và có khả năng đánh giá khoảng cách.

Thị giác chiều sâu không phải là khả năng bẩm sinh. Nó phụ thuộc trớc hết vào các xung động hớng tâm từ mắt vào các bán cầu đại não (từ các thụ cảm thể bản thể của cơ mi, của các cơ vận nhãn). Chính nhờ các xung động này mà trong suốt cuộc sống chúng ta học đợc cách xác định khoảng cách từ mắt đến vật bằng cách kiểm tra tính chính xác của việc xác định đó nhờ phối hợp với các cơ quan phân tích khác.

Một phần của tài liệu Bài giảng: sinh lý các hệ thống cảm giác (Trang 35 - 37)