Cơ chế nhận cảm khứu giác.

Một phần của tài liệu Bài giảng: sinh lý các hệ thống cảm giác (Trang 53 - 55)

- Vỏ não thính giác.

9.2. Cơ chế nhận cảm khứu giác.

Để gây đợc cảm giác khứu giác các chất cần đợc bốc hơi và tiếp xúc với các receptor khứu giác. Sự tiếp xúc đó đợc thực hiện bằng dòng không khí mang theo các chất ở thể hơi hoặc dới dạng các hạt nhỏ nh bụi.

Để nhận đợc chính xác mùi của một chất nào đó cần phải hít mạnh và nhanh để cho luồng không khí có thể tác động lên các ngăn mũi trên.

Ngỡng khứu giác đối với các chất rất khác nhau (bảng 12.3).

mặt của nhiều vị trí thụ cảm, ở đó có sự phân bố các loại receptor khứu giác khác nhau.

Có hai thuyết giải thích cơ chế nhận cảm khứu giác:

- Thuyết thứ nhất cho rằng khi gắn với phân tử chất mùi thì phân tử protein trên màng lông ở đầu các tế bào khứu giác bị biến dạng, do đó các kênh ion đợc mở ra, ion Na+ từ ngoài tràn vào trong tế bào, gây khử cực màng tế bào khứu giác, tạo ra điện thế hoạt động.

Bảng 12.3: Ngỡng khứu giác của một số chất.

Các chất Ngỡng (ml/l không khí) Ethyl ether 5,83 Cloroform 3,03 Puridin 0,03 Dầu bạc hà 0,02 Iodoform 0,02 Acid butiric 0,009 Propyl mercaptan 0,006 Xạ hơng nhân tạo 0,00004 Methyl mercaptan 0,0000004

- Thuyết thứ hai cho rằng khi gắn với phân tử chất mùi, phân tử protein trên màng lông hoạt hoá adenylat cyclase trên màng tế bào. Adenylat cyclase đợc hoạt hoá tác động lên ATP, tạo ra AMP vòng. AMP vòng đợc tạo ra sẽ gắn vào các kênh Na, làm cho chúng mở ra. Ion Na+ xuyên qua màng vào trong tế bào, gây khử cực màng. Sau đó, AMP vòng bị phosphodiesterase phân giải nên mất tác dụng mở kênh Na.

Đặc điểm của các receptor khứu giác khi bị kích thích bởi các chất mùi là thích nghi rất nhanh. Mức cảm giác mùi bị giảm, do đó, ta bị mất cảm giác với mùi ngay cả khi nồng độ chất mùi đó rất cao trong không khí thở.

Sự thích nghi của các tế bào khứu giác diễn ra nhanh hơn, nếu chất mùi tác động liên tục và luồng xung động phát ra liên tục từ các tế bào khứu giác; quá trình thích nghi diễn ra chậm hơn, nếu chất mang mùi tác động lên các receptor kiểu đứt quãng, nghĩa là chất mang mùi đợc hít vào và thở ra nhịp nhàng. Thích nghi chậm là do các xung động chỉ xuất hiện trong các receptor khứu giác vào thời điểm không khí đi qua mũi trong pha hít vào. Dòng không khí đi ngợc lại trong pha thở ra không làm xuất hiện các xung động trong các receptor khứu giác, vì khi thở ra không khí đi qua mũi bằng đờng ngắn và không tác động đến vùng khứu giác.

từ phía các tế bào thần kinh trong hành khứu.

Một phần của tài liệu Bài giảng: sinh lý các hệ thống cảm giác (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w