- Vỏ não thính giác.
9.3. Dẫn truyền tín hiệu khứu giác vào não và chức năng các trung khu tiếp nhận cảm giác khứu giác.
nhận cảm giác khứu giác.
Điện thế hoạt động xuất hiện khi màng bị khử cực từ các tế bào khứu giác đợc truyền theo các sợi thần kinh theo dây thần kinh khứu giác về hành khứu. axon của
Hình 12.75- Đờng dẫn truyền khứu giác.
tế bào khứu giác tiếp xúc với các sợi nhánh của các tế bào mùi nằm trong hành khứu (hình 12.75), tạo ra phức hợp synap hình cầu gọi là tiểu cầu (glomerule) khứu giác.
Trung bình có 26.000 sợi trục từ các tế bào khứu giác qui tụ vào một tiểu cầu. Các sợi trục của các tế bào mùi chạy qua các lớp của hành khứu đến vỏ não khứu giác, kết thúc trên các nhánh ngọn của các tế bào tháp trong vỏ khứu.
Vỏ não khứu giác ở ngời gồm có hồi quả lê (gyrus piriformis) và hồi orbitofrontalis nằm ở trớc và bên thuỳ trán (hình 12.76). Hồi orbitofrontalis ở bên phải đợc hoạt hoá mạnh hơn so với ở bên trái. Do đó, vùng đại diện vỏ não đối với khứu giác là không đối xứng ở hai bán cầu. Các cấu trúc tiếp nhận thông tin khứu giác ở hệ limbic còn có phức hợp hạnh nhân, hồi hải mã và vùng vỏ entorhinal.
Hình 12.76- Vỏ não khứu giác.
Phức hợp hạnh nhân và hồi hải mã hình thành cảm xúc với mùi, tạo cho con ngời "thích" hoặc "không thích" một mùi nào đó. Vùng vỏ limbic là nơi duy trì "dấu vết" của mùi đã đợc tiếp nhận, cho phép con ngời (và động vật) nhận biết đợc mùi quen thuộc.
10. Cảm giác vị giác.
Khác với receptor khứu giác, các receptor vị giác thuộc vào loại receptor hoá học trực tiếp. Việc phân loại nh vậy là đúng với các động vật sống trên đất liền, song đối với các động vật sống trong môi trờng nớc thì phân loại này không thích hợp.
Các receptor vị giác thông báo cho não về đặc tính của vật chất trong thức ăn, giúp cho con ngời (và động vật) chọn lựa thức ăn theo ý thích và theo nhu cầu của cơ thể, cũng nh quyết định việc hình thành tập tính tìm thức ăn ở động vật.