Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới những năm qua.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.doc (Trang 35 - 40)

năm qua.

Ý tưởng về tiến hành thương mại không cần giấy tờ mà dựa hoàn toàn trên các phương tiện điện tử, truyền thông đã có từ những năm 1960. Từ năm 1993, việc sử dụng Internet và World Wide Web đã bắt đầu và được thúc đẩy do việc liên tục hạ giá các sản phẩm phần cứng và phần mềm. Sự phát triển như vũ bão của Internet đã tạo nên một "cấu trúc thông tin toàn cầu", hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển của TMĐT.

Thương mại điện tử hiện trở nên khá sôi động tại các nước cụng nghiệp húa và trở thành xu hướng phỏt triển của kinh tế thế giới. Nhiều chuyờn gia cho rằng thương mại điện tử sẽ là ngành kinh tế phát triển mạnh nhất trong thế kỷ XXI - kỷ nguyên công nghệ thông tin. Có thể tin tưởng vào nhận định trên căn cứ theo xu thế phát triển mạnh mẽ cả về phạm vi

bao phủ, phạm vi ứng dụng, và chất lượng vận hành của Internet và các phương tiện truyền thông hiện đại, nền tảng của thương mại điện tử.

Năm 1985, ở Mỹ có 2000 máy chủ thuê bao Internet. Năm 1986, mạng NSFNET nối với hệ thống máy tính cao tốc xuyên quốc gia, dẫn tới sự bùng nổ sử dụng Internet. Tốc độ phát triển Internet vô cùng nhanh chúng.

Biểu 1. Số lượng người sử dụng Internet trên toàn thế giới (triệu người)

Nguồn: 1994 1996 1998 2000 2001 2002

IDC 3 67 100 497,70

ITU 384,837 500,07 655

Nguồn: UNCTAD - “E-commerce and Development Report 2002".

Nhiều nước phát triển đã đạt tỷ lệ dân số kết nối Internet trên 50% [18]. Theo dự tính của BBC tới năm 2003, sẽ có hơn 700 triệu người sử dụng Internet, chiếm khoảng 11% dõn số thế giới [17]. Số lượng người sử dụng Internet tăng nhanh đã trở thành một xu hướng tất yếu nên hoạt động TMĐT sẽ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ.

Trong gần một thập kỷ qua, thương mại điện tử đã phỏt triển rất nhanh trờn bỡnh diện toàn cầu. Thương mại điện tử là lĩnh vực mới, cũn nhiều cỏch nhỡn nhận và phõn loại chưa thống nhất nên có nhiều số liệu khác nhau về tổng trị giá thương mại điện tử toàn thế giới. Nhưng tất cả các số liệu đưa ra đều cho thấy TMĐT đã phát triển rất nhanh trong những năm gần đây (đều trên 100%) và sẽ vẫn phát triển với tốc độ cao trung bình khoảng 53,81% trong thời gian tới trong những năm tới theo dự báo của Forrester (xem biểu 2) [26], [27].

Nguồn 1995 1996 199 7 199 8 199 9 2000 2001 2002 2003 2004 Forrester 80 170 390 970 2293, 5 3878,8 6201,1 UNTAD 0.1 3 22 74 180 377 717 1234 IDC 354,9 615,3

Nguồn: UNCTAD - "Building Confidence 2000"

và “E-commerce and Development Report 2002

Ở các nước phát triển, TMĐT phát triển mạnh, đã đạt những thành tựu nhất định và chiếm tỷ lệ chủ yếu (năm 2002 chiếm 95,4%, năm 2006 chiếm 93,3%). Các nước đang phát triển cũng đã bắt đầu tham gia TMĐT, với tốc độ tăng trưởng khá nhanh, nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (xem Biểu 3) [27].

Biểu 3. Dự báo về tổng doanh thu thương mại điện tử toàn cầu (tỷ USD)

Khu vực 2002 % 2006 % Tốc độ tăng

trưởng TB 2002-2006 Các nước đang phát triển ở châu Á

- Thái Bình Dương 87,6 3,8 660,3 5,1 65,7

Châu Mỹ Latinh 7,6 0,3 100,1 0,8 90,5

Các nền kinh tế chuyển đổi 9,2 0,4 90,2 0,7 77,0

Châu Phi 0,5 0,0 6,9 0,1 91,1

Tổng số các nước đang phát triển 104,9 4,6 857,5 6,7 69,1

Bắc Mỹ 1677,3 73,1 7469,0 58,2 45,3

Các nước phát triển châu Âu 246,3 10,7 2458,6 19,2 77,7 Các nước phát triển châu Á - Thái Bình

Dương

264,8 11,5 2052,1 16,0 66,8Tổng số các nước phát triển 2188,4 95,4 11979,7 93,3 53,0 Tổng số các nước phát triển 2188,4 95,4 11979,7 93,3 53,0 Tổng số toàn thế giới 2293,5 12837,3 53,8

Nguồn: UNCTAD tập hợp, phân tích dựa theo số liệu của Forrester (2001), theoUNCTAD - “E-commerce and Development Report 2002

Số liệu thống kê cho thấy các nước phát triển Bắc Mỹ và Tây Âu chiếm tỷ lệ chủ yếu trong TMĐT toàn cầu. Hoa Kỳ sẽ vẫn giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực TMĐT, mặc dù giảm tỷ lệ từ 45% năm 2000 xuống còn 36% vào năm 2005 [33] trong khi tăng lên ở chõu Á - Thái Bình Dương và Tây Âu.

Trên quan điểm thương mại quốc tế, TMĐT được dự đoán sẽ trở thành bộ phận quan trọng trong thương mại quốc tế. Đối với các nước đang phát triển, điều đó có nghĩa là các chiến lược và chính sách thương mại cần cập nhật nhằm phản ánh những biến đổi trong môi trường thương mại quốc tế. Tuy nhiên, sự cập nhật đó cần căn cứ theo xu hướng sắp tới chứ không nên chỉ căn cứ theo thực tại.

Các tổ chức quốc tế cũng rất coi trọng và đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của thương mại điện tử .

Uỷ ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã soạn thảo luật mẫu về TMĐT. Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra nghị quyết khuyến nghị các chính phủ phổ biến rộng rãi và áp dụng luật này. Đáng chú ý là chương trình Trade Point của UNCTAD được xây dựng nhằm giúp các công ty xuất nhập khẩu nhỏ và vừa ở các nước đang phát triển tham gia nhiều hơn vào buôn bán quốc tế. Trong đó, nhấn mạnh sự cần thiết hỗ trợ cho các công ty từng buớc gia nhập mạng điện tử toàn cầu.

Năm 1994, Uỷ ban châu Âu phát hành bản báo cáo nhan đề "Châu Âu với xó hội thụng tin toàn cầu" (Europe and the Global Information Society). Tiếp đó (tháng 4-1997), Uỷ ban châu Âu ấn hành một tài liệu mang tính chính sách nhan đề "Sự khởi đầu của Âu chõu trong thương mại điện tử" (A European Initiative in Electronic Commerce) nhằm thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử ở châu Âu. Tài liệu đó bao quát cả một khuôn khổ pháp lý và mụi trường không những cho thương mại điện tử trong nội

bộ Liên minh và với cả thế giới, mục tiêu là tới năm 2000 thỡ chõu Âu bắt đầu được hưởng các thành quả của hỡnh thỏi thương mại này.

Năm 1997, APEC đã thành lập "Nhóm công tác chuyên trách về thương mại điện tử" và tại cuộc gặp thượng đỉnh tháng 11-1998, APEC công bố bản "Chương trỡnh hành động APEC về thương mại điện tử", nhỡn nhận rằng thương mại điện tử có tiềm năng to lớn. Cho đến nay, APEC đang hoàn tất Chương trình hành động chung để thực hiện TMĐT vào năm 2005 đối với các thành viên là các nước phát triển và vào năm 2010 đối với các thành viên là các nước đang phát triển.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bắt đầu có các hoạt động tập thể về thương mại điện tử từ năm 1997, mở đầu bằng Hội nghị bàn trũn ASEAN về thương mại điện tử tổ chức ở Mó-lai vào thỏng 10, với nội dung xoay quanh việc xõy dựng một kế hoạch hợp tỏc trong lĩnh vực này. éể xỳc tiến hợp tỏc về thương mại điện tử, ASEAN đó lập ra "Tiểu ban điều phối về thương mại điện tử" (Coordinating Committee on Electronic Commerce - CCEC). Tháng 7-1998, tiểu ban này họp Hội nghị lần thứ nhất, tháng 9-1998, họp Hội nghị lần thứ hai, tại hội nghị này, CCEC đó thụng qua bản "Cỏc nguyờn tắc chỉ đạo thương mại điện tử". Đầu năm 2000, Tiểu ban đã được sát nhập với Nhóm công tác về hạ tầng cơ sở thông tin để thành lập Nhóm công tác về e-ASEAN. Sau một thời gian đàm phán, Hiệp định e-ASEAN đã được chính thức ký kết cuối tháng 11-2000 tại Hội nghị cấp cao không chính thức ASEAN họp tại Singapore. Tháng 2-2001, Hội nghị quốc tế bàn về các biện pháp thúc đẩy CNTT và kinh tế mạng tại Malayxia.

Với những nỗ lực đó, các nước trên thế giới đang tích cực và rất khẩn trương triển khai, phát triển TMĐT theo những quan điểm và những chiến lược riêng, căn cứ theo điều kiện thực tế của từng nước.

* * *

Vào thập niên cuối thế kỷ XX, trong bối cảnh diễn ra nhiều biến động chính trị và xã hội sâu sắc, những tăng trưởng thần kỳ xen lẫn những khủng hoảng của nhiều nền kinh tế, sự xuất hiện của TMĐT đã góp phần tạo nên những hy vọng mới (và cả những lo âu mới) về tương lai gần của một nền kinh tế tri thức, của một xã hội tri thức, không chỉ cho các nước giàu đã phát triển, mà là cho mọi quốc gia trên khắp thế giới. Và đó mới chỉ là những bước đầu để khẳng định “xã hội thông tin” đã là một hiện thực. Con đường hoàn thiện nó, có những điều dự đoán được và vô số điều không dự đoán được, còn trải dài ở phía trước, hứa hẹn nhiều bất ngờ mới trước thềm thế kỷ XXI. Thực tế đã chứng tỏ sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức nói chung và TMĐT nói riêng là xu thế tất yếu, đánh dấu một bước phát triển mới của lực lượng sản xuất. TMĐT đang tác động tới mọi quốc gia, mọi đối tượng xã hội, đang góp phần hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả các dây chuyền sản xuất, cung ứng, dẫn tới sự thay đổi một cách toàn diện, trên tất cả các khâu từ sản xuất, phân phối, lưu thông tới tiêu dùng. Sự phát triển của TMĐT cũng đặt ra những yêu cầu điều chỉnh quan hệ sản xuất trên phạm vi toàn cầu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.doc (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w