Bảo mật điện tử là một nhân tố tối quan trọng cho sự phát triển bền vững của TMĐT. Tuy nhiên, đây cũng là một đề tài nhức nhối vì mọi vấn đề bao giờ cũng có mặt trái như một thể thống nhất của vạn vật và mặt trái của Internet là đã tạo ra một môi trường trú ngụ cho các tin tặc đang sở hữu những công cụ tự động hoá ngày càng phức tạp về hiệu quả phá hoại trong
gian. Do đó, không một tổ chức hay quốc gia nào có thể nói mạnh là mình đã hoàn toàn "miễn dịch" đối với tin tặc, dù đó là Microsoft hay Chính phủ Hoa Kỳ.
Ở Việt Nam, bảo mật điện tử tuy mới được đặt ra trong vài năm trở lại đây nhưng đã được các tổ chức hữu quan, đơn vị thực hiện chức năng mạng, doanh nghiệp và cộng đồng đặc biệt quan tâm và đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, về bảo mật, an toàn thụng tin, sử dụng mật mó để bảo vệ mạng thông tin nói chung và mạng Internet nói riêng, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm xét trên góc độ kỹ thuật, pháp luật cũng như tổ chức quản lý. Nhiều người trước đây đó lầm tưởng về vấn đề mật mó, gõy cản trở cho việc sử dụng mật mó để bảo mật thông tin. Chủ trương của Chính phủ là phải đẩy nhanh công tác bảo mật thông tin. Hiện nay, Cục quản lý nghiệp vụ mật mó - Ban Cơ yếu Chính phủ đang xây dựng chính sách mật mó quốc gia. Phỏp lệnh cơ yếu được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành vào tháng 4-2001 có điều 40 quy định việc sử dụng mật mó cho thụng tin khụng thuộc phạm vi bớ mật Nhà nước. éõy là cơ sở để Chính phủ ban hành Nghị định về mật mó thương mại, trong đó sẽ quy định một số tiêu chuẩn mật mó sẽ sử dụng cho các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Hiện nay thị trường bảo mật thông tin của Việt Nam vẫn cũn bỏ ngỏ. Cỏc cụng ty tự động áp dụng các biện pháp bảo mật khác nhau. Ban Cơ yếu Chính phủ chưa có nhiều kinh nghiệm về bảo mật thông tin thương mại cũng như cung cấp dịch vụ, bao gồm cung cấp các thiết bị mật mó, cài đặt phần mềm, thiết bị xác thực. Tuy nhiên, Ban Cơ yếu Chính phủ đó xõy dựng một tiểu dự ỏn nằm trong dự ỏn quốc gia về thương mại điện tử, có tên gọi là "Xây dựng hạ tầng cơ sở bảo mật thông tin trong hệ thống thương mại điện tử của Việt Nam", trong đó trỡnh bày tất cả những thuận lợi, khú khăn và thách thức đối với công tác bảo mật thông tin.
Với năng lực bảo vệ cơ sở hạ tầng công nghệ chống lại khủng bố hệ thống mạng cũng như ngăn chặn việc sử dụng tài nguyên thông tin vào mục đích phạm pháp như ở nước ta hiện nay, bảo mật điện tử chắc chắn sẽ không đáp ứng được nhu cầu của TMĐT được dự báo sẽ phát triển như vũ bão trong những năm tới.
** * * *
Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam cho thấy các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp và công chúng đã sớm tiếp cận và bước đầu triển khai TMĐT. Tuy nhiên, sự nhận thức của các doanh nghiệp, công chúng và thậm chí cả các cơ quan quản lý cũng vẫn còn nhiều hạn chế. Việc triển khai TMĐT vẫn còn trong giai đoạn manh nha, sơ khai và trong một quy mô thị trường rất hẹp. Nguyên nhân căn bản nhất của tình hình trên do các nhân tố là điều kiện hình thành và phát triển TMĐT đều chưa được tạo lập ở mức độ cần thiết để có thể phát triển TMĐT. Bản thân các nhân tố đó cũng chịu nhiều tác động từ các môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... và giữa các nhân tố đó cũng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại.
Sự tiếp cận và phát triển TMĐT ở Việt Nam là một tất yếu trong bối cảnh và xu thế chung của nền kinh tế toàn cầu. Nhưng để có thể phát triển TMĐT ở Việt Nam nhất thiết phải cú một quỏ trỡnh chuẩn bị, tạo lập các điều kiện cần thiết. Quỏ trỡnh đó tuỳ thuộc nhiều vào quan điểm, cách nhận thức vấn đề và chiến lược thương mại điện tử. Cần coi trọng chuẩn bị môi trường lâu dài, tránh sa vào các hoạt động "phô diễn" ít hiệu quả, mà có thể đưa lại các hệ quả không mong muốn.
CHƯƠNG 3