Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.doc (Trang 106 - 109)

- Xây dựng và thực thi có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phỏt triển

3.2.2.1. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại điện tử.

triển thương mại điện tử.

Chỳng ta có quyền tự hào rằng dõn tộc ta, gồm đông đảo đồng bào ở trong nước và đồng bào ta định cư ở nước ngoài, vốn thụng minh, cần cự. Để có thể phát huy tiềm năng trí tuệ của con người Việt Nam, về cơ bản cần chú trọng hai hướng: Một là, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo. Hai là, xây dựng các chủ trương chính sách thực sự phát huy được trí tuệ,

tài năng, tính năng động, sáng tạo trong mỗi cá nhân con người Việt Nam, phát huy được tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức Việt kiều.

Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển TMĐT, trước hết cần phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và nguồn nhân lực có kỹ năng cao trong việc áp dụng và phát triển TMĐT, đồng thời chú trọng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nói chung.

Thứ nhất, để phát triển quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin cần:

- Phát triển quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo, thực sự đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin. Chỳ trọng phỏt triển nhanh lực lượng cán bộ chuyên sâu, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia phần mềm. Tăng cường đào tạo số lượng đội ngũ chuyờn gia về cụng nghệ thụng tin đủ đáp ứng nhu cầu phát triển, với nhiều phân ngành khỏc nhau. "Đến năm 2005 ít nhất phải đào tạo thêm được 50.000 chuyờn gia về cụng nghệ thụng tin ở cỏc trỡnh độ khác nhau, đạt chỉ tiêu về số lượng (tính trên 10.000 dân) và chất lượng chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin ngang với mức bỡnh quõn của cỏc nước trong khu vực." [3]

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển đa dạng cỏc hỡnh thức đào tạo phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xó hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đàn tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo.

- Đầu tư thoả đáng cho công tác đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thông tin: gắn chặt giữa đào tạo, nghiên cứu và sản xuất, kinh doanh. Xó hội hoỏ hoạt động đào tạo. Khuyến khích và thu hút các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin của Việt Nam.

- Xây dựng tiêu chuẩn ngành, nghề với mức lương và chế độ đói ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn về công nghệ thông tin.

- Xây dựng kế hoạch đạo tạo cán bộ ở nước ngoài cho phát triển CNTT, thực hiện chương trỡnh cử giỏo viờn đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước để nâng cao trỡnh độ giảng dạy. Tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đi học, thực tập và nghiên cứu về công nghệ thông tin ở nước ngoài, trong đó có các chủ trương và biện pháp cấp học bổng cho sinh viên đi học nước ngoài, thực tập và nghiên cứu ở nước ngoài về những chuyên ngành và ở những trỡnh độ cần thiết mà ta chưa đào tạo được.

- Áp dụng chính sách đặc biệt cho việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia giỏi, nhân tài trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin đi làm việc ở nước ngoài và trở về nước.

Thứ hai, để phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động TMĐT, cần: - Xây dựng chương trình đào tạo về TMĐT trong các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu và cơ quan quản lý. Chương trình đào tạo cần mang tính toàn diện và đồng bộ, trên tinh thần kế thừa những điều kiện sẵn có. Chẳng hạn, các trường thuộc lĩnh vực kinh tế có thể mở thêm các chương trình đào tạo về áp dụng và quản lý TMĐT, các trường đào tạo luật kinh tế có thể mở rộng thêm các nội dung liên quan đến luật TMĐT và vấn đề luật pháp liên quan đến TMĐT, các trường đào tạo công nghệ thông tin có thể phát triển thêm các nội dung đào tạo về mặt kỹ thuật liên quan đến TMĐT...

- Chú trọng liên kết với các trường đại học, các viện nghiên cứu tại các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực hoạt động TMĐT. Đây là một lĩnh vực mới, đội ngũ giáo viên tại Việt Nam thiếu nhiều nên việc liên kết đào tạo sẽ là một hướng quan trọng.

- Xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đào tạo và học tập về TMĐT. Hỗ trợ và khuyến khích du học nước ngoài về TMĐT. Lập kế hoạch đào tạo cán bộ tại nước ngoài về TMĐT. Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, tổ chức đào tạo nhân lực.

Thứ ba, để phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nói chung cần đổi mới và cải cách một cách toàn diện nền giáo dục nước nhà. Đây hiện nay vẫn đang là một vấn đề nan giải và được sự quan tâm của đông đảo tầng lớp xã hội. Nâng cao chất lượng nền giáo dục nước nhà có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp chấn hưng đất nước, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước, mà trong đó TMĐT chỉ là một khía cạnh.

Nhìn chung, cần tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục. Trong chương trình giáo dục, cần tăng cường đào tạo Tin học, có kỹ năng sử dụng máy tính và Internet, biết dùng tiếng Anh trong công việc. Trong những năm tới, cần giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc, những tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.

Cùng với việc đổi mới và cải cách giáo dục - đào tạo, cần thực thi các chính sách sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài. Chú trọng sử dụng và phát huy tiềm năng tri thức của người Việt Nam ở nước ngoài. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.doc (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w