Khuôn khổ pháp lý.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.doc (Trang 83 - 86)

Một trong những trở ngại lớn nhất cho việc thực hiện TMĐT ở Việt Nam là chưa có khuôn khổ pháp lý cho các giao dịch TMĐT. Nước ta chưa hình thành Luật thương mại điện tử, cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động TMĐT. Hiện nay, Chính phủ đang dự thảo Pháp lệnh Thương mại điện tử và dự kiến sẽ trình Quốc hội trong thời gian tới. Việc xõy dựng nội dung của Pháp lệnh này được tham khảo nhiều điều khoản của luật mẫu về thương mại điện tử do Liên hiệp quốc xây dựng. Dự thảo Pháp lệnh này vừa phải tuõn theo những thụng lệ quốc tế, vừa phải phù hợp với các điều kiện của Việt Nam.

Chính phủ đã phê duyệt việc áp dụng chứng từ điện tử để kế toán tại các ngân hàng và tổ chức có dịch vụ thanh toán, phờ duyệt chữ ký điện tử cho hoạt động giao dịch điện tử liên ngân hàng. Cũn về xỏc thực và chứng nhận chữ ký điện tử, về chứng từ điện tử, chế tài phỏp lý dành cho cỏc giao dịch điện tử trên Internet, về chống xâm nhập trái phép vào các dữ liệu v.v… vẫn gần như là con số không, sau gần nửa thập kỷ Internet xuất hiện ở Việt Nam. Hàng loạt vấn đề pháp lý liờn quan đến thương mại điện tử chưa được phản ánh trong Luật thương mại, Luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Bộ luật hỡnh sự và cỏc bộ luật khỏc cú liờn quan.

Nhìn chung, hệ thống luật phỏp nước ta hiện còn chưa hoàn thiện. Thực tế hiệu lực thi hành, và do đó hiệu lực điều chỉnh, của các luật đó ban hành vẫn cũn thấp ngay cả trong hoàn cảnh kinh tế và thương mại cũn đang

được vận hành trên cơ sở giấy tờ. Trong khi đó, quá trình thực hiện TMĐT sẽ có nhiều vấn đề phát sinh và cần phải được giải quyết. Cho nên, đối với TMĐT càng cần sớm hình thành khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, sát với thực tế và đảm bảo hiệu lực thi hành.

Tới nay, Đảng, Nhà nước và một số bộ, ngành mới chỉ có các văn bản pháp qui về các vấn đề của CNTT; về quản lý, cung cấp và sử dụng Internet ở Việt Nam. Nghị quyết số 26/NQ/TƯ, ngày 30-3-1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đó nờu: "Tập trung sức phỏt triển một số ngành khoa học cụng nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học...". Để thể chế hoá về mặt Nhà nước, Chính phủ đó ban hành Nghị quyết số 49/CP ngày 4-8-1993 về "Phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90". Ngày 5-3-1997, Chính phủ ban hành quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam. Quy chế này đóng vai trũ như một mốc giới đánh dấu sự quyết tâm của Chính phủ đưa Việt Nam tiếp cận với mạng thông tin thế giới và là cơ sở cho bước phát triển thương mại điện tử sau này. Ngày 05-06-2000, Chính phủ ra Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP về xõy dựng và phỏt triển cụng nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 2005. Ngày 17-10-2000, Bộ Chớnh trị cú Chỉ thị số 58-CT/TW về "éẩy mạnh ứng dụng và phỏt triển cụng nghệ thụng tin phục vụ sự nghiệp cụng nghiệp húa, hiện đại hóa". Nghị quyết số 07/2000/ NQ-CP ngày 5-6-2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005 đang và sẽ tiếp tục tạo ra môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, kinh doanh, sản xuất và cung ứng dịch vụ phần mềm. Ngày 23-8-2001, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, là bước tiến mới quan trọng so với Nghị định 21/ CP, xác định “năng lực quản lý Internet phải theo kịp nhu cầu phát triển của Internet”, thay vỡ "khả năng quản lý đến đâu thỡ mở tới đó" như trước kia. Ngày 18-11-2001, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 158/2001/

đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 33/2002/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch phát triển Internet Việt Nam giai đoạn 2001-2005.

Từ 13-6-2002, nước ta bắt đầu sử dụng chữ ký điện tử trong thanh toán liên ngân hàng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quy định về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trong hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Theo đó, chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký tay trờn chứng từ giấy. Tuy nhiờn, hiện tại Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan quản lý cấp nhà nước cũng như chưa có một khung pháp lý cho chữ ký điện tử và chứng thực số. Đây là một rào cản rất lớn cho việc ỏp dụng rộng rói cụng nghệ bảo mật chữ ký điện tử ở nước ta.

Trong thương mại quốc tế, hầu hết hàng hoá đều có liên quan mật thiết đến quyền sở hữu trí tuệ. Vấn đề nổi bật của bức tranh kinh tế thế giới hiện đại là sự tự do hoá thương mại gắn trực tiếp và hữu cơ với bảo hộ sở hữu trí tuệ. Bảo hộ sở hữu trí tuệ là một trong những lĩnh vực có sự phát triển tương đối nhanh ở Việt Nam, nhưng vẫn còn rất nhiều điểm hạn chế, chưa đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn. Đại hội Đảng IX cũng đã xác định cần “thực hiện tốt chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ” [22, 113]. Tuy nhiên, ít ai nghi ngờ về sự phổ biến của tình trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam, ngay cả khi trình độ bảo hộ chưa tương xứng với thế giới. Việc khắc phục tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và hoàn thiện hệ thống bảo hộ càng khó khăn hơn bởi những yêu cầu của việc hội nhập quốc tế: phạm vi đối tượng bảo hộ được mở rộng hơn nhiều; thời hạn bắt đầu mở rộng bảo hộ tương đối gấp; trình độ bảo hộ đòi hỏi cao. Đây chính là một trong những thách thức chủ yếu đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển TMĐT.

Về hệ thống quản lý thuế ở nước ta, "chính sách thuế chưa thật hợp lý, chưa bao quát hết các nguồn thu. Thất thu ngân sách, nợ thuế và khê đọng

thuế còn lớn" [22, 253]. Còn dưới góc độ pháp lý liên quan đến TMĐT, Việt Nam chưa ban hành một văn bản pháp quy nào về vấn đề thuế trong TMĐT. Trong khi tiến hành các giao dịch TMĐT, trên cả phạm vi trong và ngoài nước, tất yếu sẽ nảy sinh vấn đề quản lý thuế.

Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng là một lĩnh vực rất yếu kém ở nước ta hiện nay, trên cả phương diện thể chế hóa, chưa có văn bản pháp lý thích đáng về vấn đề này và đặc biệt về ý thức chấp hành.

Nhìn chung, Việt Nam đã ban hành văn bản pháp qui bước đầu thể chế hóa các vấn đề liên quan tới CNTT, Internet và một số lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, các quy định cụ thể đối với TMĐT còn thiếu rất nhiều. Văn bản pháp quy phù hợp với thời đại thông tin kỹ thuật số là một trong những yếu tố rất quan trọng đảm bảo sự phát triển của TMĐT, trong đó phải có Luật Thương mại điện tử, những văn bản pháp quy về các giao dịch điện tử như chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử, thanh toán điện tử,... hay các lĩnh vực khác như sở hữu trí tuệ, chống vi phạm bản quyền, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Xét cho cùng, công nghệ dù hiện đại đến đâu cũng phải được pháp luật công nhận mới có giá trị pháp lý và được triển khai rộng rãi.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.doc (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w