Về nguồn nhân lực CNTT ở nước ta, có thể nhận định khái quát là “việc phát triển nguồn nhân lực CNTT chưa được chuẩn bị kịp thời cả về số lượng và chất lượng, về chuyên môn cũng như về ngoại ngữ, viễn thông” [3].
Cho tới năm 1980, ở nước ta chưa có khoa tin học tại các trường đại học, cũng chưa có hệ thống đào tạo chuyên gia và cán bộ cho ngành này. Người làm tin học trước năm 1980 bao gồm: (1) một số nhà toán học chuyển hướng sang tin học thông qua tự học sau khi máy tính điện tử bắt đầu vào Việt Nam, (2) một số người học tin học ở nước ngoài về, chủ yếu từ các nước xó hội chủ nghĩa cũ.
Từ năm 1980, các trường đại học trong nước mở thêm khoa tin học, việc đào tạo trong nước dần dần mở rộng. Ngoài các khoa tin học trong các trường đại học là nơi đào tạo có hệ thống và ở tầm kiến thức tương đối cao, các trung tâm đào tạo tin học cũng phát triển dần trong toàn quốc, có tác
dụng đào tạo rộng rói cỏc nhõn viờn điều khiển máy và các cán bộ kiến thức tầm trung. Song song với đào tạo trong nước, Nhà nước tiếp tục gửi người đi học ở nước ngoài, một số người có nhiệt tâm và có điều kiện tự bỏ tiền đi tu nghiệp, chủ yếu là ở Mỹ, Pháp, Australia, Ấn Độ, Ca-na-đa.
Lực lượng chuyên gia tin học của Việt Nam hiện nay có thể tạm phân thành mấy nhóm:
a. Ước tính có khoảng 20.000 người trên cả nước làm việc trong lĩnh vực CNTT, trong đó có khoảng 2.000 chuyên gia về phần mềm máy tính. Về cơ cấu giới tính và trình độ đào tạo cơ bản của đội ngũ cán bộ KH&CN trong lĩnh vực CNTT ở một số cơ sở nghiên cứu, đào tạo và sản xuất-dịch vụ của một số bộ, ngành cho thấy phần lớn nhân lực CNTT có trình độ đào tạo từ đại học trở lên là nam giới (chiếm 85%) với tuổi đời còn khá trẻ từ 25 - 35 tuổi (chiếm 35,4%). Về trình độ đào tạo, phần lớn có bằng cử nhân (66%). Số có trình độ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) còn rất ít. Đặc biệt có một bộ phận đáng kể là cán bộ được đào tạo từ các ngành khoa học có liên quan trực tiếp như toán/vật lý/cơ hoặc các lĩnh vực công nghệ diện rộng như cơ khí/điện. Số được đào tạo chuyên ngành CNTT còn rất ít (30%) [38].
b. Về đội ngũ kỹ sư được đào tạo tại các trường đại học, trong thời gian qua Bộ giáo dục và đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với Chương trình quốc gia về CNTT củng cố và phát triển khoa CNTT ở các trường đại học. Kể từ năm 1999, hàng năm hệ thống các trường đại học đào tạo được khoảng 5000 cử nhân kỹ sư tin học, các chuyên ngành trong lĩnh vực CNTT. Với qui mô đào tạo như trên, đội ngũ nhân lực CNTT ở nước ta trong những năm sắp tới sẽ phát triển nhanh về số lượng, song vấn đề chất lượng và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế do thiếu đầu tư trang bị cơ sở vật chất, thiếu đội ngũ chuyên gia đào tạo có trình độ cao. Công tác đào tạo ngành CNTT hiện rất yếu, từ chương trỡnh, giỏo trỡnh, phương
tiện học tập đến trỡnh độ của giảng viên. Một vấn đề rất đáng lưu tâm hiện nay là các mô hình đào tạo kỹ sư ở Việt Nam hiện nay chỉ có thể đào tạo làm các phần mềm chung và kiểm soát hệ thống, nhưng không được đào tạo để làm các phần mềm chuyên biệt, đặc biệt không được đào tạo về TMĐT, chưa coi TMĐT là một nội dung trong chương trình đào tạo.
c. Một lực lượng đông đảo thanh niên đó qua đào tạo tin học trong khi học phổ thông và đại học, hoặc đào tạo tại các trường, các trung tâm tin học trong toàn quốc. Số này ước tính vài vạn người.
d. Thêm nữa, đội ngũ Việt kiều có khoảng 50 nghỡn người làm việc trong lĩnh vực CNTT. Lực lượng này được các nước đánh giá là giỏi, nhiều người có trỡnh độ rất cao (nhất là ở Mỹ, Pháp, và Ca-na-đa), một số người là chuyên gia đầu ngành của các tổ chức tin học thế giới, có người làm cố vấn về phát triển tin học cho tổng thống nước ngoài. éa số họ đó bày tỏ nguyện vọng muốn đóng góp trí tuệ cho đất nước, nhưng chưa làm được vỡ chủ trương và cơ chế của Nhà nước ta chưa rừ ràng, chưa thực sự thu hút được tiềm năng trí tuệ của đội ngũ Việt kiều.
Người lao động trong lĩnh vực tin học ở nước ta có một số ưu điểm nổi bật:
- Nhiều người thông minh, cần cù và sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực phần mềm ứng dụng,
- Có khả năng nhận biết và thích ứng nhanh nhạy với các xu hướng phát triển mới của công nghệ thông tin,
- Cần cù, chịu khó, có khả năng làm việc ngay cả trong những điều kiện rất thiếu thốn, khó khăn; đặc biệt là có khả năng và ý chí tự học để nâng cao trỡnh độ.
Tuy nhiờn, hiện đang tồn tại một số vấn đề về nguồn nhân lực trong lĩnh vực tin học ở nước ta:
- Cho đến nay, các trường đại học trong nước chủ yếu đào tạo phần mềm (chỉ có éại học Bỏch khoa có một lớp dạy phần cứng) do lĩnh vực phần cứng đũi hỏi hạ tầng cơ sở mà ta chưa có, mặt khác cũng thiếu thầy để dạy. Vỡ vậy, hiện nay Việt Nam thiếu chuyờn gia phần cứng.
- Trong lĩnh vực phần mềm, các chuyên gia Việt Nam chưa phải đó đủ năng lực xử lý cỏc hệ thống và cỏc phần mềm ứng dụng toàn cục quy mụ lớn. Nguyờn nhõn chủ yếu là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin toàn quốc chưa hỡnh thành vững chắc, nờn chưa có môi trường thuận lợi cho tin học hệ thống được ứng dụng và phát triển ở Việt Nam.
- Lực lượng cán bộ tin học đào tạo từ các trường khá phong phú, nhưng chưa tận dụng được. Một số được nhận vào các cơ quan nhà nước nhưng chủ yếu làm công việc sự vụ, một số xin việc ở các công ty nước ngoài, các liên doanh, nhưng chủ yếu làm tiếp thị, văn phũng; một số vào các công ty chuyên doanh công nghệ tin học, nhưng đa số làm tiếp thị; một số tự đứng ra mở cửa hàng kinh doanh thiết bị phần cứng. Vỡ thế, lực lượng đó qua đào tạo không thể tập hợp nhau lại trong các đề án lớn để phát triển, mà ngược lại, kiến thức kém dần đi, tới một lúc không phát huy được nữa.
- Manh mún, thiếu tập trung, không có điều kiện triển khai những công trình lớn, đầu tư theo chiều sâu. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực CNTT ở Việt Nam chủ yếu có từ 5-10 người hoặc 20-30 nhân viên, một số công ty có trên 45 nhân viên và một vài công ty có trên 400 nhân viên.
Nước ta mới chỉ có một số ít cơ sở nghiên cứu và triển khai liên quan đến CNTT nhưng do điều kiện vật chất và thông tin của các cơ sở này cũn yếu nờn chưa có khả năng nghiên cứu sâu theo phương hướng của CNTT hiện đại.
Nhìn chung, hiện nay ở nước ta số cán bộ chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực CNTT cũn ớt, chưa được phân công và phối hợp theo một mục tiêu thống nhất để tạo sức mạnh tổng hợp. Lực lượng cán bộ trẻ chưa được hỗ trợ và khuyến khích một cách tương xứng để phát huy hết năng lực lao động và sáng tạo. Các trường đại học mới chỉ đào tạo được một số ít sinh viên trong các lĩnh vực có liên quan đến CNTT. Trang thiết bị và thông tin phục vụ cho công tác đào tạo cũn thiếu thốn. Chỳng ta có thể tự hào là dõn ta thụng minh cần cự, cú khiếu về toỏn học. Điều này đúng, song phải nhỡn đó mới chỉ là tiềm năng về trí tuệ của dân tộc. Từ tiềm năng đó, muốn phát triển được nguồn nhân lực CNTT nói chung, và nguồn nhân lực phục vụ phát triển TMĐT nói riêng thì còn khoảng cách rất xa.