Phát triển các hình thức thanh toán điện tử.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.doc (Trang 117 - 119)

- Tăng cường hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

3.2.5.Phát triển các hình thức thanh toán điện tử.

Để có thể phát triển thương mại điện tử, Việt Nam cần phỏt triển hệ thống thanh toỏn tài chớnh tự động đáp ứng được cả tầm quốc gia và quốc tế, cho phép thực hiện thanh toán tự động với nhiều loại hình hoạt động như: hệ thống thanh toán thẻ ngân hàng (ATM), hệ thống thanh toán thẻ quốc tế (VISA, MASTER, JCB, American Express,...), thẻ thụng minh (smart card), thanh toán quốc tế qua SWIFT,... Môi trường thương mại và công nghệ của thanh toán điện tử đang biến đổi nhanh chóng, gây khó khăn cho việc hỡnh thành một chớnh sỏch vừa kịp thời vừa thớch hợp. Vỡ vậy, cỏc quy định và luật lệ cứng nhắc và mang tính theo tục lệ đều khụng thớch hợp và cú thể gõy hại sau này.

Nhằm phát triển các hình thức thanh toán điện tử, cần tiền hành một số giải pháp như:

- Nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức thanh toán điện tử, tạo niềm tin đối với khách hàng.

- Hiện đại hoá và đổi mới công nghệ của hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ thông tin.

- Xây dựng các chính sách, các biện pháp đảm bảo tính an toàn và tính đáng tin cậy của các hệ thống thanh toán điện tử.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán điện tử.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm khắc phục tâm lý ưu dùng tiền mặt ở Việt Nam. Trước mắt khuyến khích các doanh nghiệp và những người có thu nhập cao tham gia các hình thức thanh toán điện tử.

Tất nhiên, thanh toán điện tử là một lĩnh vực hoạt động trong ngành tài chính - ngân hàng, nên các biện pháp đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử cần được kết hợp chặt chẽ với các chính sách đổi mới và kiện toàn hệ thống tài chính - ngân hàng, như:

- Chú trọng phát triển thị trường vốn và tiền tệ với các hình thức đa dạng thích hợp nhằm thu hút các nguồn vốn trong xã hội, mở rộng nguồn vốn dài hạn và trung hạn.

- Cải cách hệ thống ngân hàng thương mại. Hình thành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng.

- Bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của thị trường tài chính - tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế. Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ - ngân hàng.

- Giải quyết nợ tồn đọng đi đôi với tăng cường những chế định pháp lý, kinh tế và hành chính về nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo vệ quyền thu nợ hợp pháp của người cho vay. Tăng cường năng lực tự kiểm

tra của các tổ chức tín dụng và công tác thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng, không để xảy ra đổ vỡ tín dụng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.doc (Trang 117 - 119)