Sự phát triển thương mại điện tử cần tuân thủ cơ chế thị trường, kết hợp với sự tác động tích cực của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.doc (Trang 99 - 100)

kết hợp với sự tác động tích cực của Nhà nước.

Thương mại điện tử là một lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế, với sự tham gia của mọi đối tượng xã hội - doanh nghiệp, người tiêu dùng, chính phủ. Vì vậy, trong một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, tất yếu sự phát triển TMĐT cần tuân thủ cơ chế thị trường và chủ yếu do các lực lượng thị trường quyết định. Trong đó, “khu vực doanh nghiệp đóng vai trũ tiờn phong trong việc hỡnh thành cụng nghệ, cỏc ứng dụng, cỏc hoạt động và các dịch vụ thương mại điện tử”[5]

Nếu như vai trò vô cùng quan trọng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều không phải bàn cãi, thì vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển của TMĐT - một loại hình hoạt động mới trong nền kinh tế thị trường, hàm chứa nhiều đặc thù - lại càng trở nên quan trọng. Hoạt động TMĐT là những giao dịch thị trường mang đặc tính rút ngắn về thời gian, không gian và ở một trình độ cao nên đòi hỏi sự chính xác và hoàn thiện trên nhiều phương diện vĩ mô như hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực, khuôn khổ pháp lý, hệ thống thanh toán tự động, an toàn và bảo mật,... Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo lập và hoàn thiện

các nhân tố vĩ mô đó. “Vai trũ của cỏc chớnh phủ là xỳc tiến và tạo thuận lợi cho sự hỡnh thành và sự tiếp nhận thương mại điện tử bằng cách: 1. Tạo ra một môi trường thuận lợi, bao gồm cả các khớa cạnh phỏp lý và điều tiết, có tính khả kiến, rõ ràng và nhất quán; 2. Tạo ra một môi trường có tác dụng xúc tiến niềm tin giữa những người tham gia thương mại điện tử; 3. Xúc tiến sự vận hành có hiệu quả của thương mại điện tử trên bỡnh diện quốc tế bằng cách mỗi khi có thể đều hướng vào việc xây dựng ra các khuôn khổ quốc gia tương thích với các chuẩn mực và thực tiễn quốc tế đang diễn tiến; 4. Trở thành người sử dụng tiên phong nhằm mục đích tạo ra chất xúc tác và nhằm khuyến khích các phương tiện điện tử được sử dụng rộng rói hơn nữa”[5]

Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng vai trò quan trọng của Nhà nước đối với sự phát triển TMĐT không có nghĩa rằng Nhà nước chi phối và điều tiết hoạt động TMĐT, mà Nhà nước cần phải thực hiện tốt vai trò hỗ trợ, định hướng. “Nhà nước cần phải tránh các hạn chế không cần thiết đối với thương mại điện tử" [5]

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.doc (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w