Xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn và bảo mật.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.doc (Trang 119 - 120)

- Tăng cường hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

3.2.6. Xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn và bảo mật.

Giao dịch thương mại bằng phương tiện điện tử đặt ra đũi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn, nhất là khi hoạt động trên Internet/Web. Bảo mật điện tử (e-Security) là một nhân tố tối quan trọng cho sự phát triển của TMĐT.

Nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu, bí mật thông tin riêng về cá nhân, về doanh nghiệp, các bí mật quốc gia trên cỏc lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị, quân sự..., cần có sự tham gia của toàn xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò quan trọng.

Các doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống bảo mật điện tử (e-Security) đáng tin cậy, sử dụng các phương tiện công nghệ được công nhận quốc tế và có tính liên tác để chống truy nhập bất hợp pháp vào các dữ liệu, nhằm đảm bảo cho sự vận hành liên tục và an toàn. Trong đó có các cơ chế báo động, thực hành lựa chọn trực tuyến, khu vực tư nhân chấp nhận và tuân thủ các thực hành thông tin đứng đắn, và giải quyết tranh chấp. Khu vực tư nhân cần phải đi đầu trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ bảo đảm an toàn theo kịp mức độ hiện đại.

Nhà nước cần nâng cao hiệu quả kiểm duyệt thông tin, cài đặt phần mềm ngăn chặn (thiết lập firewall) đối với các luồng thông tin không lành mạnh, thậm chí độc hại trên mạng toàn cầu. Cần có chiến lược quốc gia về mó hoỏ, kốm theo cỏc chương trỡnh bảo vệ an toàn thụng tin của các cơ quan, doanh nghiệp và của cá nhân đang trở thành một vấn đề rất lớn. Vỡ vậy, cần có các luật và các phương tiện thích đáng để bảo vệ thông tin. Nhà nước cần có các biện pháp chủ động và các quy định cụ thể về an toàn và an ninh thông tin, trước hết trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, an ninh -

quốc phũng. Nhà nước phải đi đầu trong việc đưa ra các chính sách nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin (nếu cần thiết thỡ bao gồm cả chớnh sỏch mó hoỏ), cỏc tiờu chuẩn cụng nghệ và lập phỏp nhằm đảm bảo tính an toàn của thương mại điện tử. Tuy nhiên, công nghệ an ninh đang tiến hoá rất nhanh và các chính phủ của các quốc gia ASEAN có lẽ sẽ khó mà theo kịp với thị trường trong lĩnh vực này. Do đó, khu vực tư nhân cần phải đi đầu trong việc phát triển cụng nghệ an toàn theo kịp trình độ hiện đại. Nhà nước cần có các chính sách, biện pháp hỗ trợ, ủng hộ các nỗ lực mà khu vực tư nhân đang thực hiện nhằm ứng dụng các chế độ bảo mật tư nhân kiểu tự điều tiết, có ý nghĩa, và thuận tiện cho người dùng, khuyến khớch việc ứng dụng cụng nghệ chứng thực và mó hoỏ để giao dịch điện tử được an toàn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.doc (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w