Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.doc (Trang 110 - 113)

- Xây dựng và thực thi có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phỏt triển

3.2.3.Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý.

Để thúc đẩy sự phát triển TMĐT ở Việt Nam, nhất thiết cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, với hai hướng chính:

Thứ nhất, xây dựng một hệ thống văn bản pháp lý cụ thể, áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại nói chung và giao dịch thương mại điện tử nói riêng. Khuụn khổ phỏp lý này phải có thể tiên liệu được, bảo đảm tính vững chắc và làm sỏng tỏ cỏc quyền và nghĩa vụ của cỏc bờn hữu quan; đồng thời phải có khả năng thích ứng và đủ linh hoạt để đủ thích nghi với các phương thức đang hỡnh thành của hoạt động TMĐT, thích nghi với các biến đổi công nghệ và tỡnh hỡnh mụi trường toàn cầu và khu vực biến hoá không ngừng. Trước hết, Việt Nam cần thiết lập khuôn khổ phỏp lý đối với các vấn đề được coi là trở ngại và khó khăn về pháp lý cho sự phát triển của TMĐT như:

- Thừa nhận tớnh phỏp lý của giao dịch thương mại điện tử và xác định cơ sở pháp lý để có thể giải quyết những vấn đề phát sinh trong giao dịch TMĐT, sớm xây dựng và ban hành Luật Thương mại điện tử.

- Xây dựng Luật chữ ký điện tử, thừa nhận tớnh phỏp lý của chữ ký điện tử và chữ ký số hoỏ. Đồng thời, cần có cỏc thiết chế phỏp lý, cỏc cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác thực (authentication/certification) chữ ký điện tử và chữ ký số hoỏ.

- Bảo vệ phỏp lý cỏc hợp đồng thương mại điện tử, (trong đó có các vấn đề về hình thức hợp đồng, chứng cứ, thời gian địa điểm giao kết hợp đồng,...).

- Cần có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp, trách nhiệm của bên thứ ba trong giao dịch.

- Ban hành các văn bản pháp luật qui định về thanh toán điện tử và bảo vệ phỏp lý đối với các giao dịch này.

- Tăng cường bảo vệ pháp lý đối với sở hữu trí tuệ (bao gồm cả bản quyền tác giả) liên quan đến mọi hỡnh thức giao dịch điện tử.

- Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý bảo vệ thông tin riêng về cá nhân, về doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, như hoàn thiện các qui định pháp luật và nâng cao năng lực thực thi trong lĩnh vực này.

- Quy định pháp lý đối với việc bảo vệ các mạng thông tin, chống tội phạm xâm nhập với các mục đích bất hợp pháp như thu thập tin tức mật, thay đổi thông tin trên các trang Web, thâm nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, truyền virus phá hoại v.v...

Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác lập pháp, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với những biện pháp chủ yếu như:

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành phù hợp với yêu cầu thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng một số luật mới. Đổi mới và hoàn thiện quy trình xây dựng luật, ban hành và thực thi pháp luật, trong đó chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành luật một cách nghiêm minh.

- Nâng cao hiệu quả trong hoạt động lập pháp và hiệu lực trong giám sát của Quốc hội. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trọng tâm là tăng cường công tác lập pháp, xây dựng chương trình lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quy trình ban hành và hớng dẫn thi hành luật.

Thứ ba, chú trọng nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, giữ vững kỷ cương, tăng cường pháp chế và phát huy dân chủ, với các biện pháp chủ yếu như:

- Xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá. Điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ. Tăng cường phối hợp hoạch định, điều hành cơ chế, chính sách và chương trình. Hiện đại hoá hệ thống thông tin, các phương tiện quản lý hiện đại. Tăng cường chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, cơ chế đã được ban hành.

- Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng. Khắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, về đờng lối, chính sách, về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà

nước. Chú trọng và nâng cao hiệu quả công tác sắp xếp, bố trí, kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức.

- Xây dựng cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài. Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu.

- Tích cực đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành, từ trung ương đến cơ sở.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.doc (Trang 110 - 113)