tiến ngoạn mục, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường thương mại quốc tế, cải thiện đời sống xã hội. Mạng lưới viễn thông của Việt Nam đã được tự động hoá hoàn toàn với 100% các hệ thống chuyển mạch số và truyền dẫn số. Tốc độ phát triển điện thoại của Việt Nam trong vòng 1991 -2001 tăng 34 lần và hiện là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ 2 thế giới [16].
Các phương tiện truyền dẫn đã được hiện đại hoá. Việt Nam có 6 trạm mặt đất của hệ thống vệ tinh Intelsat và Intersputnik, 3 tuyến cáp quang biển quốc tế TVH, CSC, SE-ME-WE 3, cặp bờ trực tiếp Việt Nam với hơn 30 nước, qua châu Á, Trung cận đông, đến Tây Âu. Các tuyến cáp quang nội địa và quốc tế hiện nay đa số có dung lượng 560 Mb/s. Tuyến cáp quang trục Bắc - Nam có tốc độ 2,5 Gb/s nối tất cả các tỉnh thành. Sắp tới sẽ có thêm các tuyến 20 Gb/s sử dụng công nghệ ghép bước sóng WDM. Mạng cáp quang đã tạo điều kiện cho việc phát triển các dịch vụ mới và Internet. Việt Nam dự kiến đưa vệ tinh Vinasat lên quỹ đạo vào năm 2004, với 2 băng tần Ku và C sẽ cung cấp các dịch vụ thoại, truyền số liệu và thông tin quảng bá [16].
Đến nay mạng điện thoại Việt Nam đã có gần 5 triệu thuê bao điện thoại. 90% tổng số xã đã có điện thoại, dự kiến đến năm 2005 đạt 100% xã có điện thoại. Cả nước được trang bị các tổng đài điện thoại điện tử số. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đang nâng cấp chúng thành các loại tổng đài thế hệ mới, đảm bảo cho việc cung cấp đa dịch vụ: điện thoại, văn bản, hình ảnh động với chất lượng cao, tốc độ nhanh. Hiện nay cả nước có trên 6.000 điểm bưu điện văn hoá xã vừa đảm bảo các dịch vụ bưu chính, viễn thông vừa cung cấp miễn phí cho loại hình "văn hoá đọc" tại đây. Các điểm Bưu điện Văn hoá xã cũng sẽ được kết nối Internet, tạo điều kiện cho thanh thiếu niên nông thôn tiếp cận CNTT, tham gia học từ xa, luyện thi từ xa v.v.., tạo điều kiện cho các làng nghề, những nơi có sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp giới thiệu và bán sản phẩm qua mạng Internet.
Trong kế hoạch 5 năm (2001 - 2005), Việt Nam sẽ tiếp tục hiện đại hoá mạng thông tin quốc gia như một kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ứng dụng và phát triển CNTT, đảm bảo được tốc độ và chất lượng cao, giá cước rẻ.
Hệ thống điện thoại di động số toàn cầu GSM đã được đưa vào Việt Nam từ năm 1990. Hiện Việt Nam có trên 1 triệu thuê bao di động của hệ thống toàn cầu GSM (thế hệ 2) và đã kết nối với gần 50 nước. Giai đoạn 2002 - 2010 mạng di động Việt Nam sẽ được phát triển theo hướng chuyển sang thế hệ 2,5 với việc cung cấp các dịch vụ truyền số liệu tốc độ cao (GPRS) và đi lên thế hệ thứ 3: 3G (W-CDMA) đáp ứng cả nhu cầu video và Internet di động [16].
Trong tương lai, Việt Nam đang hướng tới xây dựng siêu xa lộ thông tin, một hệ thống mạng lưới thông tin tương thích, hỗ trợ lẫn nhau với dung lượng lớn, tốc độ cao và đông đảo người tham gia với quy mô khu vực, quốc gia và quốc tế, truyền tải bằng sợi quang, xử lý bằng máy tính đã được thông minh hoá và trang bị kỹ thuật bằng các thiết bị đầu cuối đa chức năng. Theo kế hoạch trong Phỏp lệnh Bưu chính viễn thông, tíi 2005: kết nối bằng cáp quang băng rộng trên toàn quốc, tíi 2010: xa lộ thông tin băng thông rộng quốc gia nối tới tất cả cỏc huyện và nhiều xó trong cả nước.