lực của các công cụ, chính sách quản lý vĩ mô.
Đổi mới sâu rộng cơ chế quản lý kinh tế, phát huy những yếu tố tích cực của cơ chế thị trường, triệt để xoá bỏ bao cấp trong kinh doanh, tăng cường vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đấu tranh có hiệu quả chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu gây
Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế. Đổi mới mạnh mẽ công tác kế hoạch hoá, nâng cao tính định hư- ớng và dự báo, nâng cao chất lượng của các quy hoạch và kế hoạch, gắn quy hoạch, kế hoạch với thị trường. Chính sách đầu tư nhà nước được điều chỉnh theo hướng tăng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh bằng các hình thức thích hợp, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư nhà nước. Tăng cường hiệu lực và đổi mới cơ chế quản lý ngân sách nhà nước theo hướng triệt để tiết kiệm, nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong việc quyết định và thực hiện ngân sách, thực hiện công khai, minh bạch trong chi tiêu ngân sách. Tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thuế theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện công khai, minh bạch, giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và dân cư; khuyến khích phát triển sản xuất và bảo đảm công bằng xã hội. Đổi mới và hoàn thiện chính sách và cơ cấu chi tiêu ngân sách nhà nước theo hướng tích cực; triệt để xoá bao cấp đối với doanh nghiệp nhà nước thông qua ngân sách nhà nước và các công cụ chính sách khác. Tăng cường quản lý nợ, nhất là nợ nước ngoài; xử lý nợ của doanh nghiệp nhà nước. Vận dụng sáng tạo các chính sách vĩ mô nhằm ổn định và phát triển kinh tế, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển, bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững.
Trong quá trình đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường hiệu lực của các công cụ, chính sách quản lý vĩ mô, cần chú trọng xây dựng nguyên tắc chỉ đạo, chiến lược và kế hoạch ứng dụng và phát triển TMĐT ở Việt Nam dựa trên quan điểm phối hợp, đổi mới, và có mục tiêu đối với việc lập chính sách. Đồng thời, cần chú trọng thiết lập cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước đối với hoạt động TMĐT và các lĩnh vực liên quan phù hợp với thực tiễn Việt Nam. éể nâng
cao hơn nữa tác dụng hỗ trợ của môi trường kinh tế nhằm xúc tiến thương mại điện tử, cần có một cơ chế hỗ trợ với các chính sách, các chương trỡnh hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Cần phải có nhiều thử nghiệm trong giai đoạn khởi đầu này trong việc phát triển thương mại điện tử Việt Nam. Trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, cần xây dựng chính sách thuế và thuế quan phù hợp. Cần tránh không đánh thêm bất cứ thứ thuế mới nào khác vào thương mại trên Internet. Cần phải hỡnh thành một quan điểm đơn giản và thống nhất về cách đánh thuế thương mại điện tử dựa trên các nguyên tắc tính thuế hiện hành.
Cũng do tính liên ngành của TMĐT, cần hình thành một cơ quan chuyên trách mang tính đa ngành để có thể định hướng phát triển và điều hành hoạt động TMĐT. Nên thành lập ngay một "đầu mối quốc gia" về "kinh tế tri thức" và "thương mại điện tử". Một Hội đồng quốc gia về "thương mại điện tử" gồm đại diện của nhiều bộ ngành và giới có liên quan là một tổ chức cần có để hội tụ được kiến thức và sự nhỡn nhận từ nhiều gúc độ. Vỡ hội đồng là một tổ chức mang tính tư vấn là chủ yếu, nên theo kinh nghiệm các nước, sẽ cần tới một Uỷ ban quốc gia có chức năng và quyền hạn ra quyết định, chỉ đạo, và xử lý giải quyết. Hội đồng và Uỷ ban sẽ là đầu mối vạch chiến lược cũng như chương trỡnh hành động trước mắt, đồng thời chỉ đạo thực hiện chiến lược và chương trỡnh đó tránh được các xu hướng thiếu tính toàn diện: hoặc cho là chưa thể làm gỡ với thương mại điện tử; hoặc ngược lại, tiến hành một cách vội vó, nặng "phô diễn" không thu được kết quả mong muốn và để lại hệ quả khó khắc phục sau này.