Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam cũng đã bước đầu tạo lập thể chế kinh tế và các yếu tố thị trường cần thiết cho sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Quan hệ sản xuất đã có bước đổi mới phù hợp hơn với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà n- ước đã khẳng định chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, “quan hệ sản xuất vẫn còn nhiều mặt chưa phù hợp, hạn chế việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất". "Các thành phần kinh tế chưa phát huy hết năng lực, chưa thực sự được bình đẳng và yên tâm đầu tư kinh doanh” [22, 153]. Còn một bộ phận không ít doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thiếu năng động, trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước.
“Cơ chế, chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển. Một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi. Nhiều cấp, nhiều ngành chưa thay thế, sửa đổi những quy định về quản lý nhà nước không còn phù hợp; chưa bổ sung những cơ chế, chính sách mới có tác dụng giải phóng mạnh mẽ lực l- ượng sản xuất, khai thác nhiều hơn nữa các nguồn lực dồi dào trong các
thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các vùng và toàn xã hội. Có những chính sách đúng bị biến dạng qua nhiều tầng nấc hành chính quan liêu. Việc ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành luật rất chậm” [22, 75-76]. “Một số cơ chế, chính sách có xu hướng trở lại bao cấp như khoanh nợ, xóa nợ, giảm thuế, miễn thuế, bù lãi suất, bao cấp qua giá và các hình thức bảo hộ quá mức của Nhà nước đã làm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thiếu năng động, sáng tạo và có phần ỷ lại” [22, 258].
Hiện nay, Việt Nam chưa hình thành hệ thống chính sách về TMĐT, mặc dù cũng đã có những định hướng quan trọng. Thỏng 4-2001, éại hội éảng lần thứ IX đó xác định rõ: “phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại, kể cả thương mại điện tử..." [22, 93]. éõy chớnh là định hướng quan trọng mở đường, thúc đẩy sự phát triển TMĐT ở nước ta trong thời gian tới. Trong báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa X, phần nhiệm vụ năm 2001, có ghi: "mở rộng mạng Internet ra thị trường thế giới, bước đầu nghiên cứu áp dụng TMĐT trong giao dịch kinh doanh đối với một số ngành hàng, công ty lớn,...".
Trên thực tế, chưa bàn đến nội dung, chỉ xét riêng về góc độ thời gian sự chậm chễ trong việc ban hành chính sách ở nước ta đã trở thành một căn bệnh mạn tính. Xét riêng trong lĩnh vực CNTT, Bộ Chính trị đánh giá “chậm ban hành các chính sách đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT; quản lý nhà nước trong các lĩnh vực máy tính, viễn thông và thông tin điện tử chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, chưa tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho việc cung ứng dịch vụ viễn thông và Internet, chưa coi đầu tư cho xây dựng hạ tầng thông tin là loại đầu tư xây dựng hạ tầng thông tin là loại đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội” [3]. Xin được dành vài dòng để có thể mường tượng cụ thể hơn về sự chậm chễ, chồng chéo, lủng củng trong việc ban hành chính sách trên thực tế: Từ khi Chính phủ ra Nghị quyết 49/CP ngày 4-8-1993, sau hai năm, năm 1995 mới có kế hoạch tổng
thể cho giai đoạn 1996-2000. Sau đó lại mất hơn 1 năm mới cụ thể hoá được các dự án. Năm 1997 bắt đầu thực hiện. Thực hiện được gần 2 năm thỡ Ban chỉ đạo Chương trỡnh quốc gia về CNTT giải thể. Năm 1999 Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo chương trỡnh kinh tế kỹ thuật CNTT. Nghị quyết 49/CP thực sự là một nghị quyết đột phá cho phát triển CNTT ở nước ta, song kế hoạch tổng thể và việc thực hiện của Nhà nước không được như mong đợi, sự chậm chễ dẫn tới hết thời hiệu. Trong bối cảnh đó Chính phủ lại sắp phê duyệt một Kế hoạch tổng thể nữa cho giai đoạn đến năm 2005. Dự thảo kế hoạch tổng thể không có mấy đặc sắc so với hồi 1995. Thế mà mất gần 2 năm để chuẩn bị (từ cuối 1999 tới cuối 2001) và phải đến cuối năm 2003 mới có thể triển khai.
Việc ban hành đã vậy, nhưng việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ tr- ương, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước còn đáng lo ngại hơn nữa. Tình trạng tuỳ tiện, thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, không chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước, báo cáo không trung thực, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, làm cho một số nghị quyết của Đảng khó vào cuộc sống. Công tác chỉ đạo, điều hành ở các cấp, các ngành còn nhiều bất cập, thiếu kiểm tra, đôn đốc và chưa có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu lực và hiệu quả chưa cao. Nhiều nhiệm vụ công tác lớn đã được đề ra nhưng thực hiện không đến nơi đến chốn hoặc chỉ nói mà không làm. Nhiều cán bộ, đảng viên, công chức vi phạm pháp luật và Điều lệ Đảng chưa được xử lý thật kiên quyết.
Trong bộ máy quản lý Nhà nước, “tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng”. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta. Tình trạng lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến” [22, 76]. “Cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết hiệu quả
thấp. Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, trùng lắp chức năng với nhiều tầng nấc trung gian và những thủ tục hành chính phiền hà, không ít trường hợp trên và dưới, trung ương và địa phương hành động không thống nhất, gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và làm giảm động lực phát triển. Một số người và cơ quan do lợi ích cá nhân, cục bộ không muốn đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tổ chức bộ máy nhà nước. Không ít cán bộ, công chức vừa kém về đạo đức, phẩm chất vừa yếu về năng lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ” [22, 77-78].
Thực trạng chung đó cho thấy không ít khó khăn, trở ngại đang đặt ra đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, nhất là đối với TMĐT.