Cung cầu và biến động giá cả

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHỤC HỒI CUẢ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU (Trang 34 - 36)

1.3.7.1 Cầu

Cầu về BĐS được định nghĩa là khối lượng BĐS mà người tiêu dùng sẵn sàng và có khả năng thanh toán để nhận được khối lượng hàng hóa BĐS đó trên thị trường.”(TS. Bùi Văn Huyền- TS. Đinh Thị Nga, 2011, tr.39)

Điều kiện để có cầu BĐS là:

- Nhu cầu về một loại BĐS nào đó xuất hiện, tuy nhiên nguồn lực sẵn có

của người dân không đủ để thỏa mãn nhu cầu đó.

- Để đảm bảo khả năng thanh toán, thì người dân cần có nguồn lực tài

chính. Khi đó, nhu cầu can họ sẽ được thỏa mãn và trở thành cầu thực trên TT BĐS.

- Khi thị trường hoạt động, thì nhu cầu có khả năng thanh toán sẽ được tiếp cận với cung và cầu, trở thành cầu thực tế trên thị trường và được thỏa mãn.

1.3.7.2 Cung

a. Cung trên thị trường sơ cấp

Đất đai là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, có số lượng

hạn chế, con người không thể tự tạo ra đất đai, làm tăng cung nhằm thỏa mãn

nhu cầu của con người. Do đất đai có vị trí, điều kiện tự nhiên cố định, nên nguồn cung về đất đai không thể thay đổi theo chủng loại đất hay nhất là không gian. Do vậy, cung cầu trên TT BĐS dễ bị lâm vào tình trạng mất cân đối theo chủng loại cũng như theo vùng miền.

b. Cung trên thị trường thứ cấp

Cung BĐS là khối lượng BĐS sẵn sàng tham gia trên thị trường tại một thời điểm nào đó với một mức giá giới hạn nhất định” (TS. Bùi Văn Huyền -TS. Đinh Thị Nga, 2011, tr.39)

Vậy là, cung BĐS trên thị trường thứ cấp là lượng hàng hóa BĐS có thể và sẵn sàng tham gia vào hoạt động giao dịch của thị trường. Cụ thể, một người dân sở hữu nhiều hàng hóa BĐS nhưng nếu người đó không muốn bán (trao đổi, cho thuê) hoặc có nhu cầu bán, cho thuê…tuy nhiên lại không phải là mức giá hiện tại trên thị trường vào thời điểm đó mà mong muốn và chờ đợi mức giá cao hơn vào một thời điểm khác thì hàng hóa BĐS sẽ không được tính vào lượng cung tại điểm đó. Điều kiện để có cung trên thị trường:

- Hàng hóa BĐS đạt yêu cầu cũng như những tiêu chuẩn mà thị trường đưa ra trong thời điểm đó, đáp ứng được yêu cầu nào đó của thị trường và được chấp nhận về giá trị sử dụng.

- Người chủ sở hữu hàng hóa BĐS sẵn sàng chuyển nhượng nó sang cho người khác; chứ không có mục đích tiêu dùng cho riêng mình.

- Tồn tại TT BĐS và hàng hóa BĐS được giao dịch trên thị trường

Một điểm đáng chú ý là cung BĐS không thể phản ứng nhanh nhạy với những thay đổi, biến động của cầu, khả năng điều chỉnh TT BĐS chậm chạp, cần có kế hoạch và dự báo cụ thể không sẽ dễ gây ra tình trạng mất cân bằng cung cầu.

1.3.7.3 Biến động giá cả

Một trong những nhân tố có tác động lớn đến sự biến động của cung cầu trên TT BĐS là giá cả BĐS.Tương tự như các loại hàng hóa khác, cung tăng khi giá cả BĐS tăng. Ngược lai, khi giá BĐS tăng thì cầu lại giảm, còn khi giá cả giảm thì nhu cầu của người dân sẽ tăng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHỤC HỒI CUẢ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w