Tình hình cạnh tranh

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHỤC HỒI CUẢ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU (Trang 33)

TT BĐS là một thị trường có tỉ suất lợi nhuận cao, mỗi doanh nghiệp trong ngành đều có những lợi thế riêng biệt so với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, đây là một thị trường có sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như với doanh nghiệp nước ngoài.

Đối với các doanh nghiệp trong nước, vị thế cạnh tranh của một doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh được biểu hiện qua thị phần và năng lực của công ty. Xét về vị thế cạnh tranh, thị phần càng lớn thì công ty càng mạnh. Mặt khác, vị thế cạnh tranh sẽ càng vững chắc hơn nếu doanh nghiệp tập trung marketing, nghiên cứu và hiểu về thị trường, tạo được những đặc điểm vượt trội mà đối thủ cạnh tranh không có. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo được thương hiệu và uy tín trên TT BĐS. Vậy là, doanh nghiệp nào có thị phần lớn nhất, năng lực cạnh tranh mạnh nhất sẽ có vị thế cạnh tranh tốt nhất. Ở đây, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh làm sao để thỏa mãn được tốt nhất nhu cầu của khách hàng để ngày càng thu nhiều lợi nhuận cho công ty.

Trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp đói vốn nghiêm

trọng, các dự án dang dở, bỏ không vì không có vốn. Để vượt qua thời kỳ khủng

hoảng kinh tế và có đủ tiềm lực, khả năng cạnh tranh với các chủ đầu tư về BĐS nước ngoài, các chủ đầu tư hay doanh nghiệp BĐS trong nước đã lên kết lại với nhau, cùng hợp tác thực hiện các dự án và nâng sức cạnh tranh. Sự “bắt tay “ này là tất yếu xảy ra bởi quy mô các dự án BĐS không còn nhỏ lẻ như trước. Đây có thể nói là thời điểm đánh dấu sự hợp tác một cách chuyên nghiệp và bài bản giữa các doanh nghiệp BĐS trong nước.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHỤC HỒI CUẢ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU (Trang 33)