Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 36 - 42)

- Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay: Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn có quan điểm nhất quán:

1.3.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về đồng bào dân tộc thiểu số

thiểu số

- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết dân tộc có một vị trí chiến lược quan trọng. Từ khi Đảng ta ra đời, trong Nghị quyết về các dân tộc thiểu số của Đại hội Đảng lần thứ nhất 3/1935 đã khẳng định: "Đảng cộng sản thừa nhận cho các dân tộc được quyền tự do hoàn toàn. Đảng chống chế độ thuộc địa, chống các hình thức trực tiếp đem dân tộc này vào đàn áp, bóc lột dân tộc khác". Khẩu hiệu của Đảng là "Xứ Đông Dương hoàn toàn độc lập, thừa nhận quyền dân tộc tự quyết". Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (năm 1951) đã viết: "Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp đỡ nhau để kháng chiến và kiến quốc".

- Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đảng xác định nguyên tắc: Làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp các dân tộc đa số, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả năng to lớn của mình, trong cán bộ cũng như nhân dân cần khắc phục tư tưởng dân tộc lớn và tư tưởng dân tộc hẹp hòi, đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên xã hội chủ nghĩa. Qua các kỳ đại hội, đặc biệt Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đại hội lần thứ X của Đảng đều xác định nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc là "Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển". Bởi vì chỉ có bình đẳng thì mới thực hiện được đoàn kết dân tộc; có đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển thì mới thực hiện được bình đẳng dân tộc. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, đó là mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng. Ngày nay trong công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng ta đã đề ra những chính sách cụ thể giải quyết vấn đề dân tộc. Tháng 8/1952 Bộ Chính trị Trung ương Đảng

Lao động Việt Nam đã đề ra nghị quyết về vấn đề dân tộc. Ngày 22/6/1953 Chính phủ đã ban hành chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam, quy định các mặt công tác chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tinh thần cơ bản của chính sách đó là: Đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ để kháng chiến, kiến quốc, giúp nhau tiến bộ về mọi mặt. Chính nhờ chính sách đoàn kết dân tộc đúng đắn mà các dân tộc thiểu số ở vùng núi đã tích cực tham gia kháng chiến chống Pháp, cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi. Sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, việc giải quyết vấn đề dân tộc gắn liền với việc tiến hành cuộc cách mạng dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa: Cải cách dân chủ, cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp, định canh định cư; ở Miền Nam, chính quyền cách mạng đã giải quyết vấn đề dân tộc gắn liền với sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai. Việc giải quyết vấn đề dân tộc trong cả nước đã góp phần làm nên một đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Đặc biệt là sau ngày thực hiện công cuộc đổi mới (1986) đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; củng cố an ninh quốc phòng ở miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số. Mở đầu thực hiện công cuộc đổi mới, Bộ Chính trị khóa VI đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 27/11/1989 về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế xã hội miền núi, tinh thần của Nghị quyết đã nhấn mạnh quan điểm của Đảng là: Phát triển kinh tế - xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân, là sự nghiệp chung của nhân dân cả nước, đồng thời phát triển miền núi toàn diện cả về kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trong đó trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội gắn với thực hiện chính sách dân tộc của Đảng.

Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Có chính sách phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng dân tộc thiểu số phải phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc; bảo đảm cho đồng bào các dân tộc khai thác được thế mạnh của địa phương để làm giàu cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Tôn trọng tiếng nói và chữ viết của các dân tộc [17].

Các Nghị quyết đại hội VIII, IX và X tiếp tục khẳng định các quan điểm của Nghị quyết Đại hội lần thứ VII và có phát triển, bổ sung một số quan điểm cho phù hợp với từng thời kỳ. Thực hiện các Nghị quyết đại hội Đảng các khóa nói trên, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết, Thông tư, Chỉ thị để chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc mang lại hiệu quả tích cực, trong đó Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ ngày 12/3/2003 về công tác dân tộc. Những chính sách dân tộc của Đảng đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và các văn bản pháp luật trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, các vấn đề xã hội, vấn đề đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số như: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Quốc tịch, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật ngân sách nhà nước, Luật công nghệ thông tin, Luật Xuất bản, Luật giáo dục, Luật thanh niên, Luật phổ cập giáo dục tiểu học, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, Luật dạy nghề, Luật bình đẳng giới, Luật tương trợ Tư pháp, Luật hôn nhân và gia đình…

Trong các chương trình mục tiêu quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn ưu tiên cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi, như: Chương trình xóa đói giảm nghèo, Chương trình nước sạch cho nông thôn miền núi, Chương trình 135 hỗ trợ phát triển cho các xã miền núi đặc biệt khó khăn.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả thực hiện các chương trình, chính sách, đề án của Ủy ban Dân tộc tham mưu cho Chính phủ trong giai đoạn tới nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng về công tác dân tộc: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Các chính sách phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số. Ngày 14/3/2011, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/ĐU về xây dựng và triển khai chương trình, chính sách, đề án dân tộc (giai đoạn 2011-2015) với những nhiệm vụ và giải pháp cơ bản sau: Xây dựng và nghiên cứu các đề tài khoa học làm cơ sở phục vụ cho việc xây dựng các chương trình, chính sách, dự án phát triển kinh tế-xã hội cho vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2011-2015 và đến 2020. Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về các dân tộc thiểu số Việt Nam: cập nhật thông tin thường xuyên về tình hình nghiên cứu khoa học gắn với hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở trong nước, có tham khảo nước ngoài, bộ dữ liệu đảm bảo tính chính xác và toàn diện phục vụ việc hoạch định và tổ chức thực hiện chương trình, chính sách, dự án đạt kết quả cao. Tiếp tục rà soát hệ thống chương trình, chính sách, đề án dân tộc thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số trong giai đoạn 2006-2010 (bao gồm những chính sách do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và những chính sách do các Bộ, ngành Trung ương ban hành) để đánh giá những chương trình, chính sách, đề án có nội dung đầu tư chồng chéo, trùng lắp trên cùng một địa bàn với nhiều đầu mối quản lý, từ đó tham mưu cho Chính phủ khắc phục những hạn chế trên.

Xây dựng bộ tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2011-2015 để phân định các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) vùng dân tộc thiểu số và miền núi thành các

khu vực theo trình độ phát triển một cách khoa học, hợp lý và công bằng. Từ đó áp dụng các chủ trương, chính sách và có kế hoạch đầu tư phát triển sát hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực, đồng thời có kế hoạch chỉ đạo, động viên, hướng dẫn nhân dân địa phương đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế -xã hội, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền trong cả nước.

Xây dựng chương trình, chính sách, dự án phát triển kinh tế-xã hội cho vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2011-2015. Trong đó, tập trung xây dựng chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2011-2015 (Chương trình 135 giai đoạn III); Các chính sách đặc thù đối với vùng dân tộc và miền núi khó khăn; Huy động các nguồn lực tài chính trong nước, huy động các nguồn ODA, FDI và hỗ trợ kỹ thuật từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế để phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số; Chính sách thu hút các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Xây dựng đề án xin chủ trương thành lập Học viện Dân tộc gắn với đào tạo nguồn nhân lực cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Dự án định canh, định cư hỗ trợ người dân ở vùng núi đá, lũ quét gặp khó khăn; Các dự án bảo tồn một số dân tộc ít người khó khăn.

Xây dựng chương trình kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách dân tộc một cách khoa học và tổ chức nghiên cứu tổng kết lý luận và thực tiễn, hoạch định, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, nhằm đánh giá hiệu quả các chủ trương, chính sách, chương trình, đề án dân tộc.

Nghị quyết yêu cầu, các chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ quan tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết đến từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; Xây dựng chương trình hành động và kế hoạch cụ thể của từng nhiệm vụ liên quan đến đơn vị mình để triển khai thực hiện Nghị quyết có hiệu quả. Phát huy vai trò lãnh đạo của chi bộ, tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên, chi bộ phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, đảng viên thực hiện chương trình hành động và kế hoạch thực hiện nghị quyết. Thường

xuyên kiểm tra, đôn đốc, động viên cán bộ, đảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ. Định kỳ hằng quý và theo chỉ đạo của Đảng ủy cơ quan, các chi bộ tổ chức sơ, tổng kết việc thực hiện nghị quyết và báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan (qua Văn phòng Đảng ủy). Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan về việc triển khai và thực hiện Nghị quyết. Đảng ủy tổ chức hội nghị sơ kết Nghị quyết quý II/2013 và tổng kết quý I/2015.

Theo thống kê, hiện nay, ở nước ta, trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có gần 200 chính sách đang được thực hiện, từ chăm lo các điều kiện phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng đến chăm sóc về đời sống dân sinh và tinh thần cho đồng bào. Những chính sách này không đơn thuần chỉ hỗ trợ đồng bào thoát nghèo mà còn trang bị cho họ những kiến thức trong phát triển kinh tế, tiếp cận với các dịch vụ dân sinh. Trong đó, nhiều chính sách đặc biệt mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đã và đang làm thay đổi căn bản đời sống kinh tế - xã hội khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc như: Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững…

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định về công tác dân tộc với một số chính sách như: Chính sách đầu tư phát triển bền vững, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo; chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số; chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa;... khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc và đoàn kết dân tộc. Những chính sách đó sẽ tiếp tục góp phần đảm bảo sự bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc.

Nhờ có hệ thống các chính sách đồng bộ, kịp thời và việc chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nên diện mạo của vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đã có những đổi thay rất cơ bản. Đời sống vật chất và tinh thần của

đồng bào được nâng cao từng bước, tình hình chính trị - xã hội được ổn định, an ninh - quốc phòng được giữ vững.

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)