- Ngƣời Thổ ở Thanh Hóa
3.3.8. Mở rộng hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý
Phần lớn người dân tộc thiểu số sống trên khu vực tiếp giáp với các nước láng giềng, có giao lưu, buôn bán, quan hệ với người dân của nước trong khu vực. Do vậy để có thể trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số thì cần có sự hợp tác với các nước trong khu vực. Các tổ chức trợ giúp pháp lý nên có quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với tổ chức trợ giúp pháp lý của các nước trong khu vực để trợ giúp cho nhiều đối tượng trong đó có người dân tộc thiểu số.
Đồng thời hợp tác quốc tế sẽ nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của các nhà tài trợ, giúp giải quyết và giảm bớt khó khăn liên quan đến trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện cho các nhóm đối tượng yếu thế như người dân tộc thiểu số có cơ hội để tiếp cận công lý, bình đẳng trước pháp luật và được thực hiện quyền của họ.
Tóm lại, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý hiện nay giữ vai trò
hết sức quan trọng trong xã hội, vì vậy đẩy mạnh và tăng cường thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay là đòi hỏi khách quan và cần thiết. Xuất phát từ các quan điểm chỉ đạo của Đảng và thực trạng thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho các đối tượng chính sách của địa phương, đặc biệt là người dân tộc thiểu số và đưa ra các nhóm giải pháp để bảo đảm thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, các giải pháp nêu trên có quan hệ mật thiết với nhau, nên tổ chức thực hiện một cách đồng bộ giữa các giải pháp trong quá trình thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở các nội dung đã trình bày ở trên, luận văn đưa ra một số kết luận cơ bản sau đây:
Thứ nhất, trợ giúp pháp lý đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số phải dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nhất định. Đây là một yêu cầu cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số góp phần thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo của Nhà nước, thực hiện cải cách hành chính, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số phải quán triệt đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó có lĩnh vực tổ chức hoạt động của hành chính - tư pháp. Từ đánh giá thực trạng, kế thừa và phát huy các kết quả và bài học kinh nghiệm của công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số.
Thứ ba, trợ giúp pháp lý cho các đối tượng chính sách, nhất là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Thanh Hóa một cách thiết thực, hiệu quả hơn, đưa pháp luật trợ giúp pháp lý miễn phí đi vào cuộc sống, cần quán triệt và tổ chức thực hiện các nhóm giải pháp đó là: nâng cao năng lực chuyên môn, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ thực hiện trợ giúp pháp lý, bố trí đủ biên chế trợ giúp viên trợ giúp pháp lý của trung tâm trợ giúp pháp lý để chuyên trách các lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định; vận dụng phù hợp và linh hoạt các hình thức trợ giúp pháp lý cho từng đối tượng trợ giúp pháp lý khác nhau. Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động ở cơ sở, bảo đảm về kinh tế (quyền lợi, chế độ) cho người trợ giúp pháp lý, sử dụng
các quỹ phục vụ công tác trợ giúp pháp lý, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc trợ giúp pháp lý; tăng cường quản lý nhà nước đối với thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, huy động hệ thống chính trị và sức mạnh toàn xã hội tham gia thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho các đối tượng chính sách; làm tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật trợ giúp pháp lý cho họ nhất là những người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.