Trợ giúp pháp lý cho ngƣời dân tộc thiểu số góp phần cải cách hành chính, thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 49 - 52)

- Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số

1.4.5. Trợ giúp pháp lý cho ngƣời dân tộc thiểu số góp phần cải cách hành chính, thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa

cách hành chính, thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa

Các vụ việc được các tổ chức trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số tiến hành như: Tư vấn, đại diện, kiến nghị.. đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được xem xét và giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Thông qua đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số hiểu được các thủ tục về hành chính, hạn chế đi lại nhiều gây tốn kém công sức và tiền bạc của nhân dân. Trợ giúp pháp lý giúp các chính quyền các cấp tháo gỡ khó khăn trong giải quyết công việc của địa phương, liên quan đến pháp luật góp phần làm

cho chính quyền gần dân hơn nhân dân hiểu chính quyền hơn. Đồng thời trợ giúp pháp lý còn giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ việc khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật, mở rộng điều kiện tranh tụng trước tòa.

Trợ giúp pháp lý cho người dân tộc góp phần giúp người dân và các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội tuân thủ pháp luật. Thông qua trợ giúp pháp lý các tổ chức trợ giúp pháp lý đã phát hiện nhiều bất cập từ các quy định của pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến người dân tộc thiểu số. Từ đó có kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản pháp luật, nhằm hoàn thiện hơn các cơ chế, chính sách và pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước của khu vực và thế giới.Góp phần quan trọng trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung, phục vụ thắng lợi sự nghiệp đổi mới.

Qua việc phân tích những vấn đề lý luận cơ bản của trợ giúp pháp lý và trợ giúp pháp lý cho đồng bào các dân tộc thiểu số của nước ta hiện nay cho thấy:

- Trợ giúp pháp lý là một hoạt động có định hướng, có tổ chức nhằm cung cấp thông tin pháp luật, văn bản pháp luật, tài liệu pháp lý, hướng dẫn, giải đáp pháp luật giúp đối tượng có hành vi hợp pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật đúng đắn và thói quen hành động phù hợp với các quy định của pháp luật. Từ đó tạo ra một trật tự xã hội: "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật", không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Trợ giúp pháp lý là quá trình giúp đỡ, hỗ trợ kiến thức pháp luật, vì vậy để đạt được mục đích đó thì chủ thể trợ giúp pháp lý phải tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng trợ giúp pháp lý là người dân tộc thiểu số thì áp dụng hình thức và phương pháp trợ giúp pháp lý phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao, vì thế khi tiến hành trợ giúp pháp lý phải hiểu được tâm tư tình cảm,

hoàn cảnh của họ để hướng dẫn, giúp họ hiểu vấn đề và phải làm như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình, của gia đình.

- Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số cung cấp các kiến thức pháp luật dễ nhớ, dễ hiểu thiết thực với người dân tộc thiểu số nhất là đối với những lĩnh vực nào mang tính chất cấp bách, thời sự liên quan đến đời sống hàng ngày của họ. Qua đó hướng họ đến những xử sự đúng đạo đức và đúng pháp luật dần loại bỏ những tập tục, phong tục lạc hậu.

- Trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số để thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với họ, ngoài trợ giúp pháp lý còn quan tâm tới mọi vấn đề của họ để đảm bảo công bằng giữa các dân tộc với nhau, đảm bảo công bằng xã hội. Qua đó gắn kết các dân tộc lại với nhau cùng nhau xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thật sự của dân, do dân, vì dân.

Chương 2

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)