- Ngƣời Thổ ở Thanh Hóa
3.3.3. Vận dụng phù hợp và linh hoạt các hình thức trợ giúp pháp lý Các hình thức trợ giúp pháp lý, tại Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý quy
Các hình thức trợ giúp pháp lý, tại Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý quy định có các hình thức đó là: Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, các hình thức trợ giúp pháp lý khác. Nhưng trên thực tế các đối tượng trợ giúp pháp lý lại đa dạng bao gồm: người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật không nơi nương tựa, trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số... Chính vì vậy, mỗi đối tượng có trình độ nhận thức về pháp luật nói riêng và về xã hội nói chung có sự khác biệt, do đó khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ và cộng tác viên trợ giúp pháp lý phải lựa chọn hình thức trợ giúp pháp lý để vận dụng cho phù hợp, có như vậy thực hiện trợ giúp pháp lý mới đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, từ thực tế thực hiện trợ giúp pháp lý ở tỉnh Thanh Hóa thời gian qua cho thấy: Hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hướng về cơ sở, hiệu quả trợ giúp pháp lý cao. Trong các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã kịp thời nắm bắt được tình hình thi hành pháp lý của cán bộ, chính quyền cơ sở và ý thức chấp hành pháp luật của cộng đồng dân cư. Từ đó cán bộ trợ giúp pháp
lý phổ biến, giải thích pháp luật cho nhân dân, trực tiếp hòa giải các tranh chấp nhỏ trong nhân dân, hướng dẫn các thủ tục cần thiết để người dân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Hướng dẫn nhân dân và cán bộ sửa đổi, bổ sung thực hiện hương ước ở thôn, làng, bản, xóm. Đồng thời, trung tâm kiến nghị trực tiếp với chính quyền cơ sở giải quyết các vướng mắc pháp luật của nhân dân thuộc thẩm quyền của chính quyền cơ sở. Thông qua trợ giúp pháp lý lưu động Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã phát hiện những chồng chéo, sai sót, bất cập của các văn bản pháp luật do chính quyền cơ sở ban hành và có đề xuất giải pháp để khắc phục. Có thể khẳng định rằng, hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở là nội dung trợ giúp pháp lý thiết thực và sâu rộng, góp phần khắc phục tình trạng người dân "đói luật", do đó tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động hiện nay là rất cần thiết.