Người Hmông là một trong 54 dân tộc trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao của ngữ hệ Nam Á; là một trong bảy dân tộc thiểu số có dân số đông nhất ở nước ta (558.058 người)
Hiện nay, người Hmông chủ yếu sinh sống ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La... và khu vực miền núi phía Tây hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.
Các vùng cư trú của người Hmông thường là những sườn núi có độ cao trung bình từ 800m đến 1500-1700m so với mặt nước biển, địa hình hiểm trở, vách đá dựng đứng trên những thung lũng dạng vực hẻm.
Đặc điểm người Hmông ở Thanh Hóa:
Người Hmông ở Thanh Hóa cư trú ở hai xã Pù Nhi và Quang Chiểu của huyện Mường Lát, nhưng tập trung chủ yếu ở xã Pù Nhi, đây là nơi người Hmông đến cư trú đầu tiên. Vào những năm 70 của thế kỷ XX người Hmông ở Thanh Hóa chỉ có trên 2.000 nhân khẩu, nay đã tăng lên 13.325 người. Nguyên nhân của thực trạng này bắt nguồn từ quá trình di dân tự do của người Hmông chủ yếu từ năm 1990 đến nay.
Bảng 2.2: Dân số người Hmông ở Thanh Hóa
TT Huyện Dân số (Ngƣời)
1 Mường Lát 11.562 2 Quan Hóa 1.444 3 Quan Sơn 832 4 Bá Thước 9 5 Lang Chánh X 6 Ngọc Lặc X 7 Thường Xuân 2 8 Như Xuân X 9 Như Thanh X 10 Cẩm Thủy X 11 Thạch Thành 14 Tổng cộng 13.325
Đồng bào Hmông ở Thanh Hóa phần lớn họ từ các địa phương khác ở khu vực miền núi phía Bắc di cư đến, thuộc ba ngành Hmông Đen, Hmông Hoa và Hmông Trắng, trong đó người Hmông Trắng có dân số đông nhất và người Hmông Đen có dân số ít nhất. Người Hmông ở Thanh Hóa thuộc nhiều dòng họ như: Hơ, Thao, Lâu, Va, Chá, Ly, Vừ, Vàng, Dằng, những dòng họ có dân số đông nhất hiện nay là họ Lâu, Hơ và Thao. Do sống ở địa bàn núi cao nên đồng bào vẫn sinh sống chủ yếu bằng hoạt động kinh tế nương rẫy.