Ngƣời Khơ Mú

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 71 - 73)

+ Người Khơ Mú ở Việt Nam

Là một trong 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Khơ Mú là những cư dân cư trú lâu đời ở vùng núi rừng miền Tây Bắc Việt Nam và khu vực Bắc Trung bộ. Các tỉnh có đồng bào Khơ Mú cư trú gồm: Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An.

Dân số và phân bố dân cư: Người Khơ Mú ở Việt Nam chủ yếu là vùng Tây - Bắc đến vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An. Theo số liệu điều tra dân số toàn quốc năm 1989, dân tộc Khơ Mú có 42.853 người được phân bố như sau:

Bảng 2.3: Phân bố dân tộc Khơ Mú ở Việt Nam

TT Tên tỉnh có ngƣời Khơ Mú

cƣ trú Số ngƣời

Chiếm % dân số

trong tỉnh Ghi chú

1 Nghệ An 19.441 0,8 Đông nhất

2 Lai Châu 11.625 2,65 Đứng thứ hai

3 Sơn La 9.145 1,34

4 Lào Cai 1.276 2,1

5 Yên Bái 903 0,15

6 Thanh Hóa 241 0,03

Nguồn: Tổng cục Thống kê (số liệu điều tra năm 1989).

+ Người Khơ Mú ở Thanh Hóa

Như trên đã trình bày, cùng với vùng Tây Bắc, miền Tây Thanh Hóa - Nghệ An cũng là địa bàn cư trú của người Khơ Mú. Cũng như người Khơ Mú

ở vùng Tây Bắc và Nghệ An, về mặt ý thức tự giác tộc người, người Khơ Mú ở Thanh Hóa tự gọi mình là KhMụ, Kưm Mụ, Cư Mụ (có nghĩa là người hay nhóm người); hoặc Tênh hay Pu Tênh (Phu Teng) (có nghĩa là người ở trên núi cao). Gần đây, dân tộc Khơ Mú ở Thanh Hóa tự gọi mình là người Tình, hoặc Đoàn Kết.

Người Khơ Mú ở Thanh Hóa trước đây sống cuộc đời du canh, du cư, đốt rẫy làm nương. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước từ năm 1960 đồng bào đã từng bước sống định cư ổn định. Từ năm 1994 đến nay, đồng bào đã định cư tập trung tại hai bản Đoàn Kết (xã Tén Tằn) và Bản Lách (xã Mường Chanh) đều thuộc huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.

Về dân số, theo số liệu điều tra gần đây nhất vào năm 2009 thì Khơ Mú ở Thanh Hóa có 642 người.

Bảng 2.4: Dân số người Khơ Mú ở Thanh Hóa

TT Huyện Dân số (Ngƣời)

1 Mường Lát 642 2 Quan Hóa x 3 Quan Sơn x 4 Bá Thước x 5 Lang Chánh x 6 Ngọc Lặc x 7 Thường Xuân x 8 Như Xuân x 9 Như Thanh x 10 Cẩm Thủy x 11 Thạch Thành x Tổng cộng 642

Nguồn: Tổng cục Thống kê (số liệu điều tra năm 2009).

Người Khơ Mú ở bản Lách (xã Mường Chanh)- một vùng cực Tây của huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 600

ha, trong đó đất nông nghiệp 150 ha, đất sử dụng 60 ha, đất cư trú 1 ha. Dân số gồm 32 hộ, với 204 nhân khẩu (nam 99 người, nữ 105 người). Số người trong độ tuổi lao động 32 người

Người Khơ Mú ở bản Đoàn Kết (xã Tén Tằn) tụ cư trên một diện tích 1,5 ha với 116 hộ gia đình và 557 nhân khẩu. Địa giới của bản Đoàn Kết phía Đông giáp Bản Lát (xã Tam Chung), phía Tây giáp bản Phôn Xay (Lào), phía Bắc giáp Sơn La; phía Nam giáp bản Buốn (xã Tén Tằn). Bản Đoàn Kết bốn phía đều có núi, phía Bắc giáp núi Măng Đắng, Đông giáp núi Cát, Tây giáp núi Keo Pặc Khà, Nam giáp núi Tèn Pa Búa (đồi Mồ Côi).

Bảng 2.5: Tình hình phân bố dân cư Khơ Mú ở Thanh Hóa những năm gần đây

Năm Số ngƣời Địa bàn phân bố

1989 241 Bản Khay (Tén Tằn), Bản Lách (Mường Chanh) và Quang Chiểu, huyện Mường Lát. huyện Mường Lát.

1993 497 Bản Đoàn Kết (Tén Tằn), bản Lách (Mường Chanh), huyện Mường Lát. Mường Lát.

2006 761 Bản Đoàn Kết (Tén Tằn), bản Lách (Mường Chanh), huyện Mường Lát. Mường Lát.

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Ngoài mối quan hệ mật thiết trong huyết thống, đồng tộc, ngày nay người Khơ Mú còn có mối quan hệ chặt chẽ với các dân tộc láng giềng anh em, mà đặc biệt là dân tộc Thái; dần dần học tập những nét văn hóa tiến bộ của người Thái: kiến trúc nhà cửa, trang phục ăn mặc… Đặc biệt giữa dân tộc Khơ Mú và dân tộc Thái còn có những mối quan hệ về hôn nhân: (mối quan hệ hôn nhân của người Khơ Mú với dân tộc khác chủ yếu là tập trung ở người Thái). Từ những mối quan hệ giao lưu, buôn bán, hôn nhân… đã dần hình thành nên mối quan hệ khăng khít về tư tưởng, tình cảm giữa hai dân tộc.

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)