Tăng cƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc đối với việc trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 114 - 116)

- Ngƣời Thổ ở Thanh Hóa

3.3.7.Tăng cƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc đối với việc trợ giúp pháp lý

đề xướng và lãnh đạo.

3.3.7. Tăng cƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc đối với việc trợ giúp pháp lý pháp lý

Công tác quản lý của Nhà nước về thực hiện trợ giúp pháp lý là một nội dung quan trọng của thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Vì vậy, để thực hiện về trợ giúp pháp lý có hiệu quả phải tăng cường hơn nữa sự quản lý của Nhà nước về trợ giúp pháp lý. Thời gian qua thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hóa đã thu được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên trong công tác quản lý của Nhà nước về trợ giúp pháp lý vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Để công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý ở tỉnh Thanh Hóa phát huy hiệu quả ngày càng cao hơn, cần tập trung làm tốt một số nội dung công tác sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống, bộ máy quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý, phù hợp với cải cách hành chính và cải cách tư pháp, đảm bảo bộ máy quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý thông suốt từ tỉnh đến cơ sở. Tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy trợ giúp pháp lý, xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý nhằm bảo đảm quản lý nhà nước đối với công tác trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn tỉnh, phát huy nội lực, có sự đầu tư chiều sâu, tăng cường năng lực, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho cán bộ, tạo sự bền vững. Tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật nhằm thu hút khuyến khích sự tham gia đóng góp của xã hội (thông qua quỹ trợ giúp pháp lý) và hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, củng cố mở rộng đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

Thứ hai, Nhà nước đảm bảo kinh phí, phương tiện, cơ sở vật chất cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người

nghèo và đối tượng chính sách. Thực hiện trợ giúp pháp lý bảo đảm hài hòa giữa các vùng, miền trong tỉnh, để các đối tượng bình đẳng trong việc được hưởng quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí, thực hiện công bằng xã hội.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động trợ giúp pháp lý. Sở Tư pháp có kế hoạch thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện và hoạt động trợ giúp pháp lý, đặc biệt là chất lượng các vụ việc trợ giúp pháp lý, làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật. Xử lý các vi phạm trong thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý trong tỉnh. Sở Tư pháp làm tốt công tác sơ kết, tổng kết thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý trong tỉnh để rút kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt hơn nữa công tác trợ giúp pháp lý.

Thứ tư, Nhà nước có chính sách để huy động sức mạnh tổng hợp của

cả hệ thống chính trị trong công tác trợ giúp pháp lý. Thu hút mạnh mẽ sự tham gia của toàn xã hội theo tinh thần tự nguyện, cùng Nhà nước tham gia gánh vác trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng, đặc biệt họ là những người yếu thế, thiệt thòi trong xã hội.

Thứ năm, Nhà nước cần có chính sách tiền lương phù hợp đối với cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý, nâng mức phù lao chi trả cho cộng tác viên trợ giúp pháp lý, mức thanh toán cho cộng tác viên như hiện nay là quá thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Thứ sáu, các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên và các tổ chức khác phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh trong thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện trợ giúp pháp lý trên cơ sở tình hình cụ thể của tổ chức mình, động viên các thành viên, hội viên của tổ chức tham gia cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

Thứ bảy, Sở Tư pháp chỉ đạo, trung tâm trợ giúp pháp lý đẩy mạnh hơn nữa hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động ở cơ sở. Đồng thời kết hợp trợ giúp pháp lý với công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân.

Thứ tám, Sở Tư pháp xây dựng các chương trình phối hợp các cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trợ giúp pháp lý.

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 114 - 116)