Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của công tác trợ giúp pháp lý ở Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 89 - 93)

- Ngƣời Thổ ở Thanh Hóa

2.2.3.Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của công tác trợ giúp pháp lý ở Thanh Hóa

pháp lý ở Thanh Hóa

* Nguyên nhân, hạn chế

- Để bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý và Trưởng Chi nhánh trợ giúp pháp lý, các cán bộ phải đáp ứng tiêu chuẩn về thời gian công tác pháp luật và trải qua các khóa đào tạo nghề Luật sư, khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, do vậy tốn khá nhiều thời gian, nên trước mắt chưa thể đủ nguồn để bổ nhiệm các chức danh này.

- Kinh phí giao thường xuyên hàng năm cho hoạt động Trợ giúp pháp lý còn hạn chế, chưa có cơ chế chính sách ưu đãi cho các cán bộ ở Chi nhánh của Trung tâm, dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao.

- Do cơ sở vật chất, phương tiện đi lại cho hoạt động còn thiếu thốn nên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý, còn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế.

- Các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý đã được thành lập tại tất cả các xã thuộc 2 chương trình, tuy nhiên một số nơi cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo sát sao đến hoạt động này nên việc tổ chức sinh hoạt còn chưa thường xuyên, chế độ thống kê báo cáo chưa kịp thời. Hơn nữa, đây là mô hình hoạt động khá mới mẻ tại cơ sở, các thành viên tham gia do kiêm nhiệm nhiều hoạt động, năng lực còn hạn chế nên còn nhiều lúng túng trong triển khai và nghiên cứu để nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt. - Các cơ quan tiến hành tố tụng ở tỉnh, huyện chưa thật sự quan tâm đúng mức đến công tác phối hợp liên ngành về hoạt động trợ giúp pháp lý, dẫn đến có rất nhiều những vụ án đối tượng thuộc diện được Trợ giúp pháp lý

nhưng không được hướng dẫn họ có quyền làm đơn yêu cầu được trợ giúp pháp lý để Trung tâm cử người tham gia giúp đỡ họ.

* Một số bài học kinh nghiệm trong trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hóa

Thứ nhất, quan tâm và tập trung làm tốt công tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật nói chung, pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách nói riêng đến mọi tầng lớp nhân dân.

Bởi vì, làm tốt công tác phổ biến giáo dục, tuyên truyền pháp luật thì cán bộ, cơ quan nhà nước, các tổ chức đến người nghèo và đối tượng chính sách thì họ có thể biết để nhận thức, triển khai và thực hiện, trên các hình thức như: Chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. Do vậy, thực tế cho thấy ở địa phương nào làm tốt công tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật về trợ giúp pháp lý thì ở đó việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý đạt kết quả cao, quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo và đối tượng chính sách được bảo vệ. Chính vì vậy, để thực hiện có hiệu quả pháp luật về trợ giúp pháp lý chúng ta cần phải làm tốt hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật về trợ giúp pháp lý với nhiều hình thức, phương pháp phổ biến, tuyên truyền phong phú, đa dạng và phù hợp với từng đối tượng trong xã hội.

Thứ hai, vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước đối với việc trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số, đây là cơ sở quan trọng để nhà nước hình thành hệ thống pháp luật về tổ chức và thực hiện trợ giúp pháp lý, Nhà nước xác định rõ cơ chế trách nhiệm và các cơ sở pháp lý để việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ngày càng có hiệu quả và bền vững.

Thứ ba, sự phối hợp chặt chẽ, tích cực của các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan nhà nước, các ban, ngành, đoàn thể, tạo nên sức mạnh cùng với sự cố gắng của ngành Tư pháp đã thực hiện tốt nhiệm vụ trợ giúp pháp lý thời gian qua.

Thứ tư, thường xuyên làm tốt công tác tuyển chọn, bố trí, sắp xếp, qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý chủ thể quan trọng trong thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Trợ giúp pháp lý là lĩnh vực mới, vì vậy cán bộ, cộng tác viên còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao. Cho nên chúng ta phải bố trí đủ cán bộ, sắp xếp, phân công hợp lý, có kế hoạch dài hạn và ngắn hạn để đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho cán bộ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Có chính sách khuyến khích, động viên nguồn cán bộ trợ giúp pháp lý, là sinh viên các trường như Đại học Luật, khoa Luật của một số trường đại học về công tác trong các tổ chức trợ giúp pháp lý, không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ trợ giúp pháp lý, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.

Thứ năm, có chính sách bảo đảm quyền lợi, chế độ cho những người

thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý. Đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm kinh phí, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, có cơ chế sử dụng hiệu quả các quỹ như: "Quĩ vì người nghèo"; "Quỹ đền ơn đáp nghĩa"; Quĩ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế... để đảm bảo thực hiện tốt hơn nữa pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Thứ sáu, lựa chọn sử dụng các hình thức trợ giúp pháp lý phù hợp với các đối tượng trợ giúp pháp lý, tập trung đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi có nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội. Trợ giúp pháp lý lưu động là một trong các hình thức trợ giúp pháp lý rất hiệu quả, xuất phát từ đối tượng trợ giúp pháp lý là đa dạng: người nghèo, đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số... nhận thức của các đối tượng được trợ giúp pháp lý không giống nhau, do đó, đòi hỏi cán bộ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý phải đúc rút kinh nghiệm để lựa chọn hình thức trợ giúp pháp lý nào cho hiệu quả.

Thông qua trợ giúp pháp lý lưu động làm cầu nối gắn kết giữa nhân dân với chính quyền, cũng thông qua trợ giúp pháp lý lưu động các tổ chức trợ

giúp pháp lý phát hiện những bất cập, chồng chéo của các văn bản pháp luật do chính quyền cơ sở ban hành. Từ đó đề xuất các giải pháp để khắc phục.

Thứ bảy, duy trì nề nếp công tác thanh tra, kiểm tra trong việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật trong thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội.

Công tác thanh tra, kiểm tra phải thực hiện thường xuyên và có kế hoạch, bởi vì: lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện sai phạm, kịp thời có biện pháp uốn nắn, xử lý để thực hiện tốt hơn, đơn vị nào, cá nhân nào làm tốt kịp thời khen thưởng, động viên. Có như vậy, hiệu quả trợ giúp pháp lý cho người dân tộc ngày càng được nâng lên.

Thứ tám, thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm 6 tháng và hàng năm về thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, thực hiện việc ký kết giao ước thi đua của các tổ chức trợ giúp pháp lý và cá nhân cán bộ trợ giúp pháp lý.

Tóm lại, qua một số nét về đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, từ phân tích đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý đã thể hiện: Bên cạnh những kết quả đạt được và đáng ghi nhận trong việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý thời gian qua, vẫn còn một số khó khăn và hạn chế, nguyên nhân của những khó khăn và hạn chế đó chủ yếu xuất phát từ điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh và điều kiện nội tại của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hóa. Phân tích, làm rõ những khó khăn, hạn chế trong thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí, từ đó đưa ra các quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở tỉnh Thanh Hóa càng hiệu quả hơn, góp phần đưa pháp luật trợ giúp pháp lý đi vào cuộc sống.

Chương 3

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 89 - 93)