NHỮNG YÊU CẦU KHÁCH QUAN ĐÕI HỎI VIỆC TRỢ GIÖP PHÁP LÝ CHO ĐỒNG BÀO THIỂU SỐ Ở TỈNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 102 - 108)

- Ngƣời Thổ ở Thanh Hóa

3.2. NHỮNG YÊU CẦU KHÁCH QUAN ĐÕI HỎI VIỆC TRỢ GIÖP PHÁP LÝ CHO ĐỒNG BÀO THIỂU SỐ Ở TỈNH THANH HÓA

LÝ CHO ĐỒNG BÀO THIỂU SỐ Ở TỈNH THANH HÓA

Thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng với mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", song song với tăng trưởng kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, xuất phát từ cơ sở lý luận về thực tiễn trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian qua, xét thấy nhu cầu trợ giúp pháp lý ngày một tăng lên, do đó cần làm tốt hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới là đòi hỏi tất yếu khách quan, những yêu cầu đó được thể hiện ở các nội dung sau đây:

Thứ nhất, trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính đồng bào thiểu số. Họ là đối tượng ít có điều kiện tiếp cận thông tin pháp luật vì nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan.

Thời gian qua, Nhà nước ta đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng cho công tác xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng có nhiều khó khăn. Tuy vậy, đến nay cả nước vẫn còn trên 14 triệu người nghèo; 6,3 triệu người thuộc đối tượng chính sách, 9 triệu đồng bào dân tộc thiểu số; riêng ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay có khoảng 275.000 hộ nghèo, 113.000 người có công với cách mạng, gần 162.000 người tàn tật, 9.600 người già không nơi nương tựa, khoảng 10.470 trẻ em mồ côi, khoảng 200.000 người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Qua kiểm tra, phân tích và đánh giá về nhận thức pháp luật và chấp hành pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số ở 11 huyện miền núi Tỉnh Thanh Hóa còn rất thấp và không đồng đều, tỷ lệ người dân chưa hiểu biết đầy đủ những quy định của pháp luật liên quan đến cuộc sống hàng ngày còn

rất cao, họ không ý thức được mình "có lỗi" khi họ vi phạm pháp luật, họ không tự giác chấp hành pháp luật. Do vậy những vụ án đặc biệt nghiêm trọng do người dân tộc thiểu số gây ra đều xuất phát từ nguyên nhân họ không hiểu biết pháp luật. Đặc biệt là họ không tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại, phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số khi có tranh chấp xảy ra thì họ "đi tìm cách giải quyết" không cần yêu cầu tổ chức, cơ quan đoàn thể nào giải quyết, nếu cần thì họ nhờ già làng, trưởng bản, trưởng tộc, trưởng thôn giải quyết. Một khó khăn lớn nữa là: Phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số thiếu thốn về vật chất, giao thông đi lại rất khó khăn, toàn tỉnh có 222 xã miền núi, trên 100 xã vùng cao, 13 xã giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Chính vì vậy, cần phải tăng cường thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội nhằm xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội là yêu cầu khách quan và hết sức cần thiết.

Thứ hai, trợ giúp pháp lý cho các đối tượng chính sách, đặc biệt cho đồng bào dân tộc thiểu số xuất phát từ yêu cầu của việc khắc phục những hạn chế trong thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở tỉnh Thanh Hóa thời gian qua.

Qua thời gian thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở tỉnh Thanh Hóa cho thấy: Quan tâm củng cố, kiện toàn và xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý cho phù hợp với tình hình địa phương và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách trong điều kiện hiện nay là yêu cầu cần thiết. Thực tế, nhu cầu trợ giúp pháp lý của các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý ngày càng tăng, nhận thức pháp luật của nhân dân nhìn chung còn thấp, tính chất các vụ việc, tranh chấp có chiều hướng ngày càng phức tạp. Nhưng pháp luật về tổ chức và thực hiện trợ giúp pháp lý lại mới hình thành còn mới mẻ, một số cấp ủy đảng, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở nhận thức chưa đúng về vai trò, ý nghĩa của công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và

đối tượng chính sách. Chính vì vậy, ở một số địa phương trong tỉnh hoạt động trợ giúp pháp lý gặp nhiều khó khăn, do đó công tác trợ giúp pháp lý ở một số nơi chưa tiếp cận được với nhân dân. Vì vậy, phải đẩy mạnh hoạt động về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách là yêu cầu cần thiết hiện nay để kịp thời khắc phục những hạn chế tồn tại và phát huy những kết quả đã đạt được, để đáp ứng yêu cầu ngày càng tốt hơn về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Thứ ba, trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm ổn định xã hội nói chung và ở Thanh Hóa nói riêng.

Đảng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ một cách hệ thống và thông suốt. Trong hệ thống pháp luật nói chung, có pháp luật về trợ giúp pháp lý, pháp luật về trợ giúp pháp lý ra đời được tổ chức thực hiện đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn nhân dân giải quyết các vướng mắc pháp luật, các tranh chấp xích mích nhỏ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo và đối tượng chính sách. Đồng thời, thông qua các hoạt động tư vấn, kiến nghị, đại diện, tiến hành hóa giải, tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Qua đó các đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật, được trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và thực hiện dân chủ, hương ước ở cơ sở. Thông qua thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, nhân dân có điều kiện tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng hoàn thiện và phát triển lên tầm cao mới.

Thứ tư, trợ giúp pháp lý cho các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số xuất phát từ yêu cầu cải cách hành chính và cải cách tư pháp.

Đảng và Nhà nước ta chủ trương: Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu

lực hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết số 48-HQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Các chủ trương trên của Đảng nhằm đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý thời gian qua đã có góp phần quan trọng vào công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu phải đẩy mạnh thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân là yêu cầu cần thiết.

Thứ năm, trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số, phải xuất phát từ yêu cầu nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, các tổ chức trợ giúp pháp lý đã phổ biến, giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân. Thời gian qua, hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, thông qua đó nhân dân biết được quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó họ có hành vi ứng xử tuân thủ quy định của pháp luật, giúp họ tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng và thực hiện hương ước, tham gia quản lý nhà nước. Góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển. Yêu cầu đặt ra là tiếp tục nâng cao nhận thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó họ có ý thức chấp hành pháp luật góp phần xây dựng nếp sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Thứ sáu, trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số xuất phát từ yêu cầu thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo thống kê, hiện nay, ở nước ta, trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có gần 200 chính sách đang được thực hiện, từ chăm lo

các điều kiện phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng đến chăm sóc về đời sống dân sinh và tinh thần cho đồng bào. Những chính sách này không đơn thuần chỉ hỗ trợ đồng bào thoát nghèo mà còn trang bị cho họ những kiến thức trong phát triển kinh tế, tiếp cận với các dịch vụ dân sinh. Trong đó, nhiều chính sách đặc biệt mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đã và đang làm thay đổi căn bản đời sống kinh tế - xã hội khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc như: Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững…

Ngày 18/8/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011-2020. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 02/10/2010. Quyết định này quy định chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ. Đối tượng được hưởng hỗ trợ pháp lý gồm người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. Nội dung chính sách hỗ trợ pháp lý bao gồm thực hiện hỗ trợ pháp lý trực tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo; tăng cường năng lực cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, tư pháp xã, tổ hòa giải để trực tiếp thực hiện hỗ trợ pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo.

Các hoạt động hỗ trợ pháp lý trực tiếp cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số gồm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số bằng các hình thức như tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, các hình thức trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Ngoài ra, còn có các hoạt động như tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động về các xã thuộc các huyện nghèo để cung cấp dịch vụ pháp lý miễn

phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý để giải quyết những vướng mắc pháp luật, cung cấp thông tin pháp lý nhằm nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã thuộc các huyện nghèo. Việc tổ chức sinh hoạt các tổ hòa giải để giải quyết các tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư; phổ biến giáo dục và truyền thông pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các hoạt động sinh hoạt chuyên đề pháp luật; tổ chức lớp học pháp luật buổi tối; in ấn, phát hành miễn phí tờ gấp pháp luật và băng cassette, đĩa CD bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số; lồng ghép nội dung pháp luật vào sinh hoạt văn hóa, lễ hội dân tộc...

Thứ bảy, trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số xuất phát từ yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thực tiễn hơn 10 năm thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho thấy các chính sách pháp luật Nhà nước ban hành đáp ứng được yêu cầu khách quan của thực tiễn xã hội, phù hợp với nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của công dân, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức khác trong xã hội và công dân được quán triệt, thấm nhuần thì chính sách pháp luật đó đi vào cuộc sống và thực hiện đạt hiệu quả cao. Thực tế, qua trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số, các tổ chức trợ giúp pháp lý đã phối hợp với các cơ quan nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và các tổ chức khác để xem xét, giải quyết các yêu cầu, vướng mắc pháp luật của người nghèo và đối tượng chính sách một cách kịp thời, khách quan và đúng pháp luật, khắc phục những tồn tại bất cập trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Đồng thời trong quá trình thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, các tổ chức trợ giúp pháp lý phát hiện và kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định, các văn bản pháp luật không còn phù hợp. Qua đó, góp phần hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, khả thi, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)